Góc giải đáp: dùng đai bảo vệ khớp gối có thực sự hiệu quả?

0
(0)

Đai bảo vệ khớp gối là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến những năm gần đây. Không chỉ có những loại đai chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ, những loại đai dự phòng không cần kê đơn cũng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên cũng không ít người thắc mắc sử dụng đai bảo vệ khớp gối có thực sự hiệu quả hay không. Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây nhé. 

Nguyên lý hoạt động của đai bảo vệ khớp gối

Như chúng ta đã biết, khớp gối là một trong những bộ phận có cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần nhất của cơ thể người. Khớp gối có cơ chế hoạt động như một bản lề, vừa có tác dụng nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, vừa đảm bảo khả năng chuyển động linh hoạt. Vì vậy, nguy cơ bị suy yếu và va chạm trong sinh hoạt hàng ngày, vận động thể dục thể thao là không thể tránh khỏi. 

Góc giải đáp: dùng đai bảo vệ khớp gối có thực sự hiệu quả?
Khá nhiều người hoài nghi về tác dụng của đai bảo vệ khớp gối

Cách tối ưu nhất để bảo vệ, đồng thời làm chậm nguy cơ thoái hóa khớp gối là giảm áp lực chèn ép lên toàn bộ đầu gối. Đây cũng chính là nguyên lý hoạt động của các loại đai bảo vệ khớp gối trên thị trường hiện nay. Đai bảo vệ giúp giảm đau bằng cách giảm bớt áp lực về trọng lượng của cơ thể lên khớp gối. 

Sản phẩm giúp bạn kiểm soát tốt hơn sự khó chịu khi chẳng may mắc các bệnh viêm xương khớp đầu gối. Sử dụng đai có thể cải thiện khả năng đứng, đi bộ thoải mái hơn là khi không mang. Tùy theo từng loại chấn thương mà kiểu dáng, chất liệu có thể khác nhau, tuy nhiên mục đích thiết kế chính vẫn là ôm sát phần khớp gối, hỗ trợ nâng đỡ toàn bộ hệ cơ, gân, xương, sụn và dây chằng.

Sự khác biệt giữa đai bảo vệ khớp gối có nẹp và không nẹp

Mặc dù có khá nhiều chủng loại sản phẩm trên thị trường hiện nay, bạn vẫn có thể phân biệt 2 loại đai bảo vệ khớp gối phổ biến nhất là loại có nẹp và không nẹp. Đây cũng chính là yếu tố cơ bản quyết định công dụng và mục đích sử dụng của từng loại đai. 

Đai bảo vệ khớp gối không nẹp không có khả năng bảo vệ và hỗ trợ đầu gối nhiều như đai có nẹp. Tuy nhiên loại đai này lại có độ co giãn thoải mái, tạo độ nén nhẹ nhàng, cải thiện cảm giác khớp gối và cách sử dụng cũng rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Sản phẩm thích hợp được sử dụng như một loại đai dự phòng khi khớp gối vẫn hoạt động bình thường, hạn chế chấn thương khi tham gia các hoạt động thể thao, luyện tập đi bộ, chạy bộ hàng ngày.

Đai bảo vệ khớp gối có nẹp được khuyên dùng khi bạn bị tổn thương dây chằng, hay rách sụn chêm vì có khả năng tạo sự ổn định rất tốt, giúp cố định hệ cơ, giảm căng thẳng cho khớp gối. Loại sản phẩm này cần nhiều thời gian hơn để sử dụng, vị trí cũng cần xác định chuẩn xác để tối ưu hiệu quả nâng đỡ. Khi sử dụng đai có nẹp người dùng sẽ có sự hạn chế khi chuyển động nhằm bảo vệ đầu gối khỏi tổn thương nặng thêm. 

Góc giải đáp: dùng đai bảo vệ khớp gối có thực sự hiệu quả?
Đai bảo vệ khớp gối có nẹp có khả năng nâng đỡ và bảo vệ vượt trội

Đai bảo vệ khớp gối không nẹp có cấu tạo khá đơn giản, thông thường là cotton, vải dệt 3D, latex, spandex, nylon, có thể bổ sung silicon hoặc không. Ngược lại đai có nẹp sẽ có kết cấu cồng kềnh hơn do sự kết hợp của nhiều thành phần và loại vật liệu. Một số loại đai có nẹp có khả năng trợ lực cao còn có thêm lò xo hoặc khung nâng.

Những vấn đề có thể gặp phải khi sử dụng đai bảo vệ khớp gối

Tuy một số công dụng của đai bảo vệ khớp gối đã được công nhận, tuy nhiên trong quá trình phát sinh vẫn có thể gặp một số vấn đề như sau:  

  • Cảm giác khó chịu ban đầu: người bệnh có thể thấy nặng, nóng, đôi khi gây vướng víu và bị tuột nếu kích thước đai bán sẵn không vừa vặn. 
  • Sưng tấy ngoài da hoặc xảy ra tình trạng kích ứng: đai bảo vệ thường có độ ôm sát, những người có cơ địa nhạy cảm dễ xảy ra tình trạng sưng hoặc nổi mẩn đỏ.  
  • Cử động thiếu linh hoạt: nếu tình trạng viêm khớp gối thường diễn ra ở một bên chân, việc chỉ mang đai bảo vệ một bên có thể dẫn đến tình trạng cử động không đồng đều giữa hai bên. 

Tác dụng không rõ ràng: hiện tại số lượng nghiên cứu về tác dụng của đai bảo vệ khớp gối còn khá hạn chế, kết quả cũng còn nhiều trái chiều. Một số người cho biết đai không mang đến nhiều hiệu quả như kỳ vọng, một số bệnh nhân lại ghi nhận sự giảm đau rõ rệt, cải thiện chức năng sau khi sử dụng.

Lưu ý về thời gian sử dụng đai bảo vệ khớp gối

Thời gian đeo đai bảo vệ sẽ phụ thuộc vào loại chấn thương đầu gối, mức độ đau đớn, tần suất hoạt động, có thực hiện phẫu thuật đầu gối hay không. Đối với những người đeo đai bảo vệ khớp gối dự phòng có thể đeo bất cứ lúc nào, trước khi đi bộ, chạy bộ hoặc tham gia thi đấu thể thao. Đối với những người có bệnh lý đầu gối nghiêm trọng sẽ thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Góc giải đáp: dùng đai bảo vệ khớp gối có thực sự hiệu quả?
Thời gian sử dụng đai bảo vệ khớp gối sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương

1. Đứt dây chằng chéo trước (ACL)

Đây là một trong những chấn thương điển hình, người bị đứt dây chằng chéo trước sẽ có thể nghe thấy âm thanh ở đầu gối. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà việc điều trị có thể kết hợp nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, phẫu thuật sửa chữa hay thay thế ACL.  

  • Cấp độ 1: ACL không rách mà chỉ bị kéo căng, gây sưng đầu gối, người bệnh sẽ cần mang đai bảo vệ từ 4 – 6 tuần. 
  • Cấp độ 2:  ACL bị rách một phần, vừa gây sưng vừa gây đau đớn khi đi lại, dẫn đến tình trạng khập khiễng. Cấp độ này vẫn chưa cần phẫu thuật, tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng đai bảo vệ từ 6 – 8 tuần hoặc cho đến khi vết rách lành hẳn.  

Cấp độ 3: ACL đã hoàn toàn bị rách, gây sưng tấy và đau đớn vô cùng, cơn đau sẽ giảm dần nhưng đi lại khá khó khăn vì dây chằng không còn giữ được đầu gối. Bắt buộc phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế dây chằng và có thể đeo đai bảo vệ khớp gối trong 8 – 10 tuần sau phẫu thuật. 

2. Tổn thương sụn chêm

Sụn chêm nằm giữa xương bánh chè và xương đùi, có mặt sụn hình móng ngựa giúp hấp thụ áp lực. Một khi sụn chêm bị tổn thương sẽ cần phẫu thuật để cố định lại phần sụn rách và ngăn vết rách lan rộng. Tùy mức độ rách của sụn chêm mà thời gian đeo đai bảo vệ khớp gối cũng khác nhau.  

  • Vết rách nhỏ hay thoái hóa: chỉ cần mang đai bảo vệ thông thường để tăng khả năng nâng đỡ.
  • Vết rách lớn: đeo đai bảo vệ từ 6 tuần trở lên ngay sau khi phẫu thuật, một số trường hợp khuyên đeo cả trong lúc ngủ, mục đích giúp xương và dây chằng hoạt động bình thường trong khi sụn chêm hồi phục. Cần kết hợp nghỉ ngơi, ngủ nhiều để vết thương mau lành hơn.  

Đầu gối là một trong những bộ phận rất quan trọng, vì vậy lựa chọn các sản phẩm cho đầu gối cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Trường hợp không đủ hiểu biết hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn loại đai bảo vệ phù hợp. Ưu tiên chọn các thương hiệu cung cấp đai bảo vệ khớp gối uy tín, chất lượng như Goodfit để được hỗ trợ tư vấn và bảo hành tốt nhất.

Goodfit.vn

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment