Tại sao mặt vợt bóng bàn lại có hai màu đỏ và đen?
Các bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao mặt vợt bóng bàn lại có hai màu đỏ và đen chưa? Tại sao lại có sự khác biệt về màu sắc ở hai mặt vợt bóng bàn như vậy? Tại sao lại là hai màu đỏ và đen chứ không phải là các màu sắc khác?
Hãy cùng Goodfit.vn tìm hiểu nguyên nhân và giải đáp thắc mắc này nhé!
Tại sao mặt vợt bóng bàn lại có hai màu đỏ và đen?
Liên quan đến vấn đề này, liên đoàn bóng bàn thế giới - ITTF quy định rằng các cây vợt bóng bàn phải có màu tối và sáng ở cả mặt. Một mặt phải có màu đen, và mặt còn lại phải có màu đỏ. Mục đích để người chơi có thể phân biệt loại cao su mà đối thủ của mình sử dụng trong trận đấu.
Trước năm 1983, nhiều tay vợt bóng bàn sử dụng cùng một màu cho cả hai mặt vợt bóng bàn có chất liệu khác nhau. Trong suốt trận đấu bóng bàn, họ sẽ xoay mặt vợt để bất ngờ thay đổi phong cách của cú đánh. Hai mặt vợt với hai loại cao su khác nhau sẽ dẫn đến tốc độ và những đường bóng khác nhau. Vì hai mặt vợt có cùng màu nên rất khó cho đối thủ phía bên kia phán đoán được đường bóng.
Do đó, vào năm 1983, ITTF đã quy định rằng hai mặt vợt bóng bàn phải có một mặt màu đỏ và một mặt màu đen. Với quy tắc được đề ra là mặt giật bóng màu đen và mặt còn lại màu đỏ. Nhờ quy ước này, đối thủ sẽ có thể phán đoán các đặc điểm của đường bóng. Do đó tăng tính công bằng và thế trận sẽ cân bằng hơn.
Tìm hiểu chức năng của lớp lót cao su đen và đỏ
Như ở mục trên đã đề cập, chức năng của lớp lót cao su cao su đỏ và đen của mặt vợt bóng bàn là khác nhau. Các tay vợt bóng bàn có thể lựa chọn một bên là lớp lót cao su có mút gai dán ngược vào trong. Và bên kia là loại cao su có mút gai bên ngoài. Hai mặt cao su có màu đỏ và đen tương ứng.
Nếu đã từng sử dụng những loại mút cao su này để lót mặt vợt bóng bàn, bạn sẽ biết rằng mặt lót cao su mút gai ngược thích hợp với người có phong cách chơi bóng xoáy hoặc giật bóng. Mặt vợt bóng bàn dán ngược làm tăng độ bám dính. Vì vậy diện tích tiếp xúc giữa bóng và mặt vợt bóng bàn sẽ lớn hơn. Lớp gai ngược sẽ tạo thêm nhiều khoảng rỗng. Đặc điểm này giúp các tay vợt bóng bàn tận dụng được lực ma sát giúp tạo thêm độ xoáy cho bóng.
Ngược lại, mặt gai sẽ giúp lực đàn hồi mạnh hơn do diện tích tiếp xúc giữa bóng và mặt vợt bóng bàn nhỏ hơn. Bóng sẽ bay với tốc độ nhanh hơn. Đặc điểm này rất có lợi cho những tay vợt sử dụng phương pháp tấn công.
Vì sao ITTF lại đưa ra quy định về màu sắc đỏ và đen đối với mặt vợt bóng bàn?
Nguyên nhân chính khiến ITTF đưa ra quy định về mặt vợt bóng bàn này là động viên Cai Zhenhua. Đây là một nam cựu vận động viên bóng bàn đến từ Trung Quốc trong giai đoạn những năm 80 của thế kỷ trước.
Cai Zhenhua từng là một vận động viên bóng bàn rất xuất sắc. Tay vợt bóng bàn này là chuyên gia trong việc chuyển vợt bóng bàn từ tay phải sang tay trái rất nhanh. Kỹ thuật này đã đánh lừa rất nhiều đối thủ của Zhenhua khi thi đấu. Bởi vì Cai Zhenhua sử dụng một cây vợt cùng màu lót cao su cho cả hai bên mặt vợt bóng bàn.
Khi thi đấu, tay vợt bóng bàn này sẽ cầm và liên tục xoay vợt. Điều này làm đối thủ nhiều khi nghĩ tiếp theo sẽ là một quả giật bóng nhưng thực tế đó lại là một pha bóng nhanh. Không thể phán đoán khiến các tay vợt đánh giá sai và mắc lỗi trong việc đánh trả. Vì thế những đối thủ của Cai Zhenhua thường thua trận vì không thể phán đoán được các cú đánh của tay vợt này. Cầu thủ này luôn đạt được thành tích rất xuất sắc cho đến khi ITTF quy định vợt bóng bàn phải có hai mặt đen và đỏ.
Quy định về màu sắc của mặt vợt bóng bàn đã tăng thêm tính minh bạch cho cuộc chơi
Để giữ tính công bằng trong trận đấu, một cây vợt bóng bàn cần phải có hai mặt màu đỏ đen. Điều này giúp cho đối phương và khán giả có thể biết được bạn đang áp dụng chiến thuật gì để đảm bảo tính “minh bạch” của cuộc chơi.
Bên cạnh đó, màu sắc khác nhau của hai mặt vợt bóng bàn cũng thu hút sự chú ý của khán giả. ITTF cũng đã quy định rằng độ dày của miếng lót cao su không được vượt quá 4,0mm. Và màu sắc của lớp lót chỉ có thể sử dụng hai màu là đỏ và đen. Người chơi có thể áp dụng cùng một loại cao su cho cả hai mặt. Ví dụ cả hai mặt đều là mặt trơn. Hoặc sử dụng các loại cao su khác nhau cho cả hai mặt!
Ngoài ra, độ bóng của bề mặt cao su lót bên ngoài cũng cần nằm trong phạm vi quy định được ITTF chấp thuận. Lý do là để tránh ảnh hưởng đến tầm nhìn của đối thủ trong trận đấu.
Tóm lại, các quy định của và thay đổi của ITTF và các quy tắc liên quan đều được điều chỉnh để làm cho cuộc thi đấu công bằng và cạnh tranh hơn.
Goodfit.vn
Categories:
TIN TỨC KHÁC