Típ sử dụng đai bảo vệ khớp gối để không bị đau khi đi bộ hoặc vận động mạnh

0
(0)

Đai bảo vệ khớp gối hỗ trợ rất tốt cho người dùng trong quá trình điều trị, hồi phục sau chấn thương hoặc trong tập luyện thể thao. Thế nhưng, không tránh khỏi cảm giác đau khi sử dụng thời gian dài. Lý do của hiện tượng này là gì và có cách nào khắc phục không? Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết cùng Goodfit nhé!

Đai bảo vệ khớp gối – Sử dụng hay không?

Típ sử dụng đai bảo vệ khớp gối để không bị đau khi đi bộ hoặc vận động mạnh

Đai bảo vệ khớp gối thường được tạo thành từ chất liệu có tính đàn hồi cao, khi sử dụng sẽ ôm sát phần đầu gối của bạn. Chiếc đai này đã chứng tỏ khả năng hữu ích với những ai đang phải chịu những cơn đau do khớp gối hành hạ. 

Trong một số trường hợp, đeo đai còn có tác dụng đẩy nhanh thời gian phục hồi sau chấn thương. Bên cạnh đó, việc vận động hay tập thể thao với đai sẽ giúp bạn an tâm hơn. Điều này là bởi phần khớp gối đã bao bọc, hạn chế các chuyển động sai lệch.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, đai bảo vệ khớp gối cũng mang đến một vài hạn chế mà bạn cần cân nhắc như:

  • Cảm giác khó chịu khi đeo: Nóng là cảm giác đầu tiên khi sử dụng sản phẩm này. Một số loại còn cảm thấy rất nặng, cồng kềnh và vướng víu. Nhất là khi bạn chưa biết cách điều chỉnh độ vừa vặn có thể làm đai bị trượt lên xuống.
  • Gây kích ứng trên da: Nhẹ thì là xuất hiện vùng da bị đỏ, kích ứng. Nặng có khi sưng tấy hoặc tụ máu bầm. Nguyên nhân chủ yếu là do đeo đai bảo vệ khớp gối quá chật.
  • Hiện tượng cứng khớp: Dù rất ít nhưng sau một thời gian đeo đai ở những ai từng bị chấn thương, phần khớp bị cứng lại. Đồng thời khó cử động thuần thục như ban đầu.
  • Không mang đến tác dụng cụ thể: Theo một số nghiên cứu thì nẹp gối có sử dụng được với những ai bị viêm khớp. Nhưng kết quả vẫn có người không cảm thấy phụ kiện thiếu hiệu quả, không giảm đau.

Vậy nên, nếu muốn biết trường hợp của bạn có nên sử dụng đai bảo vệ khớp gối hay không, cần căn cứ vào mục đích của mình. Nếu chỉ là tập luyện thể thao thông thường, thì có thể sử dụng. Còn với mục đích phục hồi, trợ lực cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

6 tip sử dụng đai bảo vệ khớp gối để không bị đau

Với những người lần đầu sử dụng đai trong vận động, sẽ có những lỗi nhỏ mắc phải khiến bạn cảm thấy đau. Đừng vội cho rằng đai không phù hợp với bạn, mà hãy thử các tip dưới đây nhé!

1. Giảm tốc độ đi bộ

Típ sử dụng đai bảo vệ khớp gối để không bị đau khi đi bộ hoặc vận động mạnh

Có thể bạn chưa biết, đi bộ là một bài tập được bác sĩ khuyên rằng bất kỳ ai, kể cả những bệnh nhân bị viêm khớp gối cũng nên tập. Bởi đi bộ mang đến các lợi ích như: bôi trơn các khớp, tăng lưu lượng máu đến các chi, giúp cơ bắp mạnh hơn để hỗ trợ đầu gối. Và thậm chí còn giúp giảm trọng lượng cơ thể để giảm áp lực đến phần gối.

Bởi vậy, nếu đang dùng đai bảo vệ khớp gối mà thấy đau, bạn không nên dừng đi ngay lập tức mà hãy giảm tốc độ lại. Cảm nhận xem liệu có phải do đai quá chật hay sai vị trí khiến các bó cơ không được thoải mái hay không.

2. Thả lỏng cơ thể, đi theo hướng về phía trước

Sau khi đã giảm tốc độ, bạn nên thả lỏng toàn thân. Bỏ qua việc gồng cứng các cơ để đạt hiệu quả tập luyện tối ưu, điều bạn cần bây giờ là giảm đau trước đã.

Nên nhớ vẫn duy trì chạy hoặc đi bộ với tốc độ chậm rãi, vừa phải. Đảm bảo mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát của bạn. Vận động đúng kỹ thuật và đi theo hướng về phía trước.

3. Không ngả người về phía sau

Típ sử dụng đai bảo vệ khớp gối để không bị đau khi đi bộ hoặc vận động mạnh

Tương tự như đã nói ở phần trên, khi sử dụng đai bảo vệ khớp gối khi đi bộ, bạn nên giữ người thẳng, không ngả người về sa. Điều này vừa giúp bạn giữ đúng tư thế, vừa giảm một phần áp lực lên đầu gối. Nên cũng hạn chế đi phần nào cơn đau.

Nếu là lần đầu bạn thử sức với tập luyện thể thao, lời khuyên từ Goodfit là nên có một người đồng hành có kinh nghiệm đi cùng. Có thể là một người bạn hay huấn luyện viên hoặc chuyên viên trị liệu. Họ sẽ giúp bạn cải thiện kỹ thuật và làm đúng ngay từ đầu.

4. Áp dụng cách đi ziczac

Đi ziczac không chỉ tốt cho riêng đầu gối mà còn giảm áp lực lên toàn cơ thể. Cách vận động này còn tránh việc lặp đi lặp lại chuyển động ở đầu gối. Vừa không nhàm chán mà lại giảm đau do đai bảo vệ khớp gối đi rất nhiều.

5. Đổi chiều lên – xuống

Thông thường việc chạy xuống dốc và sử dụng đai bảo vệ khớp gối dễ gây đau đớn hơn việc đi lên dốc. Bởi vậy nếu bạn đang tập luyện ở một con dốc và cảm thấy đau thì có thể đổi chiều vận động lên – xuống.

Ngoài ra thì động tác leo lên cũng giúp kéo căng các cơ và mô liên kết xung quanh đầu gối, ví dụ như dây thần kinh đệm. Điều này giúp tăng phạm vi chuyển động hơn nữa. 

6. Chuẩn bị thật kỹ trước khi bắt đầu

Đừng bao giờ vội bắt đầu bài tập ngay nếu chưa khởi động thật kỹ. Nhất là những ai hay bị cứng phần khớp gối, bởi tập luyện ngay sẽ khiến cơn đau bị trầm trọng hơn. Một bài khởi động đơn giản với các động tác gập người và duỗi đầy đủ các nhóm cơ trên cơ thể. Giữ nguyên mỗi tư thế trong vòng 30 giây, hít vào thở ra đều đặn. 

Còn nếu vẫn cảm giác cứng và đau, bạn có thể thử chườm nóng phần khớp đầu gối. Hơi nóng sẽ tăng quá trình lưu thông máu và khiến người tập cảm thấy thoải mái hơn, sẵn sàng tập luyện.

Như vậy, sử dụng đai bảo vệ khớp gối không hề khiến bạn bị đau hay phụ thuộc vào chúng. Điều quan trọng là bạn cần sử dụng sao cho phù hợp cũng như nắm bắt được các típ hay ho kể trên. Đừng quên ghé Goodfit để cập nhật thật nhiều thông tin thể thao bổ ích khác nhé!

Goodfit.vn

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment