Túi đeo bụng và bí kíp không tức bụng khi chạy bộ

0
(0)

Nhiều người tập phản ánh với Goodfit rằng họ thường xuyên cảm thấy tức bụng khi sử dụng túi đeo bụng chạy bộ. Thấu hiểu điều này, chúng tôi đã nghiên cứu và tự tin đưa đến bạn lời khuyên giá trị nhất. Đảm bảo chiếc túi nhỏ bé vẫn phát huy tối đa công năng mà không ảnh hưởng đến quá trình tập luyện.

Nhiều người tập phản ánh với Goodfit rằng họ thường xuyên cảm thấy tức bụng khi sử dụng túi đeo bụng chạy bộ. Thấu hiểu điều này, chúng tôi đã nghiên cứu và tự tin đưa đến bạn lời khuyên giá trị nhất. Đảm bảo chiếc túi nhỏ bé vẫn phát huy tối đa công năng mà không ảnh hưởng đến quá trình tập luyện.

Làm thế nào để không xóc bụng khi chạy với túi đeo bụng?

Phần lớn nguyên nhân khiến người chạy cảm thấy tức bụng khi đeo túi đến từ những sai lầm nho nhỏ dưới đây. Nhiều người trước đó không hề để tâm nhưng sau khi điều chỉnh theo Goodfit gợi ý thì đều mang về kết quả tốt.

1. Chọn túi đeo bụng có độ co giãn vừa với người

Túi đeo bụng và bí kíp không tức bụng khi chạy bộ

Yếu tố đầu tiên và cũng quan trọng nhất đó chính là chọn một chiếc túi có độ co giãn phù hợp với người. Với người có vòng bụng to, túi sẽ ôm khít vừa vặn, và ngược lại với ai bụng nhỏ. Để làm được điều này, túi đeo hông cần tạo thành từ chất liệu tốt. Phần dây đai vòng qua người là thun dày dặn, có đặc tính co giãn và thấm hút mồ hôi. Từ đó cố định vị trí túi, không bị dịch chuyển lên xuống trong suốt quá trình chạy bộ.

2. Chỉ mang theo các vật dụng cần thiết

Có người ví túi đeo bụng giống như chiếc túi thần kỳ của Doremon, cần gì cũng có. Thế nhưng nếu bạn nhồi nhét nhiều vật dụng không cần thiết thì sẽ khiến trọng lượng, kích thước sản phẩm tăng lên nhanh chóng. Điều này không hề tốt cho phần bụng của bạn đâu nhé!

Vậy nên, những vật dụng để trong đây chỉ nên bao gồm: điện thoại, chìa khóa, khăn hoặc giấy lau, tiền lẻ… Ngoài ra thì phụ thuộc vào yêu cầu riêng từng chuyến đi mà thay đổi.

3. Tính toán lượng nước mang theo

Túi đeo bụng và bí kíp không tức bụng khi chạy bộ

Nhiều túi đeo bụng có thiết kế đi kèm đai thắt lưng để mang nước. Lúc này bạn cần tính toán chặng đường đi để có thể tích nước mang theo hợp lý.

Ví dụ như bạn chạy hàng ngày, khoảng 2 – 3 km thì mang theo 1 chai nhỏ là hợp lý. Còn nếu chạy đường dài, leo núi… có thể tăng cường đến vài ba chai. Nhưng lưu ý đeo đều ra 2 bên hông để không kéo lệch túi đeo.

4. Giảm cân, giảm vòng bụng

Phần lớn nguyên nhân khiến mọi người cảm thấy vùng bụng bị đau khi đeo túi là do số cân nặng còn thừa nhiều. Và việc giảm cân thông qua tập luyện kết hợp ăn uống đồng thời sẽ giúp giảm mỡ bụng.

Từ đó trong quá trình chạy cũng ít cảm giác xóc, tức bụng hơn. Dây đai của túi cũng bớt tì đè vào phần xung quanh bụng.

5. Sử dụng thêm dây buộc

Một biện pháp khác hay được dân chạy bộ chuyên nghiệp rỉ tai nhau là sử dụng thêm một dây nhỏ, luồn qua phía dưới túi đeo bụng và buộc vào người. Làm như vậy, túi sẽ cố định vị trí hơn, khó có thể xê dịch dù vận động mạnh đến đâu.

Cần lưu ý khi sử dụng bí kíp này là bạn kiểm soát được sợi dây. Tức là buộc chắc chắn nhưng vẫn dễ cởi bỏ khi cần, không gây vướng víu hay xiết vào da trong lúc chạy.

6. Chuyển qua dạng túi đeo chạy bộ khác

Còn nếu như đã thử qua tất cả phương pháp trên mà vẫn thấy tức bụng khi chạy, hoặc không thực sự thoải mái cùng túi đeo bụng. Bạn có thể tham khảo thêm một số dòng túi dành riêng cho chạy bộ như:

  • Túi đựng điện thoại chạy bộ: Với thiết kế nhỏ gọn, ôm trọn phần bắp tay, túi gần như không gây bất kỳ cản trở nào khi tập thể dục. Nhưng túi chỉ có thể chứa 1 chiếc điện thoại và 1 chút tiền lẻ hay thẻ ngân hàng.
  • Túi chạy bộ thể thao: Dạng túi đeo sau lưng cho những ai không thích dùng túi trước bụng. Túi này thì có thể mang theo nhiều vật dụng hơn từ phương tiện cá nhân, nước uống, khăn thấm mồ hôi. Tuy nhiên cũng phải lưu ý cách dùng đúng để không bị chấn thương hay làm giảm tốc độ chạy.
  • Vest chạy bộ: Một chiếc áo vest nhỏ nhắn khoác ngoài có thể chứa đựng ti tỉ thứ lặt vặt, linh tinh. Có vị trí cho chai nước thể thao chuyên dụng. Phụ kiện này giúp trọng lượng đồ mang theo phân bố đều trên toàn bộ vùng thân trên.

Vậy là trong lần chạy kế tiếp, bạn đừng quên áp dụng 6 tips đã được chia sẻ phía trên và đón chờ kết quả nhé!

Cảm thấy đau khi dùng túi đeo bụng có sao không?

Túi đeo bụng và bí kíp không tức bụng khi chạy bộ

Ngoài thắc mắc cảm thấy tức bụng khi dùng túi, nhiều khách hàng của Goodfit còn hỏi thêm về triệu chứng đau bụng sau khi dùng. Để biết cảm thấy đau vùng bụng khi dùng túi đeo bụng có sao không, quý khách cần làm rõ các dấu hiệu như sau:

  • Sau khi tháo túi ra, quan sát vùng da xung quanh bụng xem có để lại vệt hằn đỏ hay không. Nếu có thì bạn đang đeo quá chật, và đau cũng là điều dễ hiểu.
  • Vị trí đau bụng là ở đâu: trên – dưới, trái – phải. Tần suất ra sao, đau nhói, đau quặn thắt hay đau thành từng cơn.

Đa phần người mới chạy sẽ gặp hiện tượng đau bụng, lý do là bởi cơ hoành co thắt với cường độ lớn. Cơ thể chưa quen nên sẽ cảm thấy đau, hiện tượng này không nguy hiểm, chỉ cần ngồi nghỉ và giãn cơ là sẽ hết.

Thế nhưng nếu cơn đau bụng dai dẳng không hết, có xu hướng lan rộng ra toàn bụng thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ. Điều này không liên quan đến túi đeo bụng hay việc chạy bộ. Mà là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề đó.

Túi đeo bụng là phụ kiện nhỏ nhưng mang đến công dụng to lớn cho tất cả mọi người có ý định chạy bộ, rèn luyện thể thao. Ngoài ra, chúng còn có thể sử dụng như phụ kiện bình thường trong cuộc sống. Đừng quên ghé website Goodfit để ngắm và chọn ra mẫu túi chạy bộ thể thao phù hợp sở thích của bạn nhé!

Goodfit.vn

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment