5 tình huống chấn thương bóng đá thường gặp trong thi đấu

2.8
(4)

Bóng đá là môn thể thao quốc dân thu hút số lượng fan cực khủng, không chỉ nam giới mà nữ giới cũng yêu thích. Là môn thể thao đòi hỏi sự vận động liên tục của đôi chân, sự tham gia linh hoạt của đôi tay, không ít chấn thương xảy đến. Hãy để ý 5 tình huống chấn thương bóng đá thường gặp trong thi đấu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chấn thương vai khi đá bóng

Chấn thương bóng đá

Chấn thương bóng đá gây ra nhiều rắc rối cho các cầu thủ

Nhắc đến những chấn thương bóng đá thường gặp, không thể không nhắc tới chính là các chấn thương vai. Bạn có thể gặp tình trạng bong gân, trật khớp cổ vai khi xảy ra sự va chạm trên sân cỏ với đối thủ. 

Bên cạnh đó, viêm gân chóp xoay, viêm gân khớp vai cũng gây ra nhiều đau đớn cho bạn. Thông thường nhóm gây cơ xoay gồm 4 gân cơ nằm bọc tròn quanh khớp vai, chúng đảm nhận nhiệm vụ hoạt động của khớp vai. Khi chịu tổn thương, viêm sưng lên sẽ làm đau, quá trình vận động giảm.

Những trường hợp nặng, có thể dẫn tới gãy xương vai, điều này cần có thời gian để phục hồi lâu hơn và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hoạt động của đôi tay khi vận động. Bởi khớp vai là cầu nối giữa cánh tay và hệ thần kinh trung ương, là điểm giao thoa của khớp vận động, nếu vị trí này trục trặc dẫn tới việc dẫn truyền trở nên bất động, khó khăn hơn. Chính vì vậy, chấn thương vai khi đá bóng là vấn đề nghiêm trọng, bạn cần chú ý và phòng ngừa chu đáo.

Cách đề phòng:

  • Hãy khởi động khớp cổ vai, cổ tay kỹ lưỡng trước khi ra sân
  • Sử dụng canxi hợp lý để làm tăng độ chắc chắn cho xương khớp
  • Hãy trang bị cho mình những phụ kiện bảo hộ cần thiết từ quần áo, quấn cổ tay đến đai bảo vệ khớp cổ GoodFit GF701S để phòng ngừa hoặc phục hồi sau chấn thương.

2. Chấn thương cổ tay khi đá bóng

Chấn thương bóng đá

Chấn thương bóng đá

Cổ tay có thể  bị tổn thương nếu gặp phải các sự cố va chạm như ma sát khuỷu tay dưới sân cỏ, tiếp xúc cú giáng mạnh với đối thủ,… Những trường hợp này có thể dẫn tới bong gân cổ tay, trầy xước, giãn dây chằng, chấn thương cơ gân. 

Cảm giác đau nhói khi cơ thể gặp phải các sự cố chấn thương này. Cổ tay không thể cử động được, bạn có thể nghe thấy tiếng rắc rắc ở vùng cổ tay khi di chuyển. 

Bạn có thể sơ cứu khi bị bong gân hoặc các chấn thương khác bằng phương pháp R.I.C.E. Thông qua các nguyên tắc nghỉ ngơi tại chỗ, chườm lạnh để giảm sưng, băng bó cố định lại và đừng quên kê gối cao dưới các bộ phận chấn thương để giảm đau, giảm sưng.

Cách đề phòng: 

  • Đừng quên khởi động kỹ lưỡng trước khi tập luyện
  • Trang bị cho mình dây quấn bảo vệ cổ tay để cố định chắc chắn hơn và ngăn chặn các tổn thương từ bên ngoài tác động vào.

3. Chấn thương lưng khi đá bóng

Chấn thương bóng đá

Chấn thương bóng đá ở phần lưng có thể dẫn tới liệt nếu ở tình trạng nặng

Những lần va chạm với đối thủ, ngã ra sân khi thi đấu có thể ảnh hưởng tới vùng lưng của bạn. Chấn thương lưng không chỉ gây ra đau đớn cho bạn mà còn có thể gây ra các thương tật như liệt nửa người buộc phải kết thúc sự nghiệp sân cỏ của mình.

Vào tháng 10 năm nay, Neymar được báo tin là gặp phải chấn thương lưng và có nguy cơ không thể tham gia trận đấu với đội tuyển Bolivia. Bên cạnh đó, không ít các cầu thủ gặp phải tình trạng chấn thương cột sống thắt lưng bắt buộc phải từ giã sự nghiệp sân cỏ của mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chấn thương cột sống trong bóng đá. Trong đó, bạn cần chú ý tới những lý do thường gặp như: tập luyện sai kỹ thuật, tập quá cường độ, va chạm dẫn tới cột sống lưng bị đánh vào vật cứng,… 

Chấn thương lưng gây đau đớn, khó chịu khi hoạt động cho nạn nhân. Nguy hiểm hơn có thể dẫn tới khó thở, liệt, mất phản xạ,… 

=>Tham khảo Top 5+ chấn thương bóng đá kinh hoàng khiến bạn rùng mình

4. Đá bóng bị chấn thương háng

Chấn thương bóng đá

Chấn thương bóng đá

Đôi chân vận động liên tục để dẫn bóng, đón bóng, không ít trường hợp các cầu thủ đón bóng không kịp, xoạc đôi chân ra đề ngăn cản bóng phá lưới, điều này nếu không cẩn thận có thể dẫn tới rạn chân, dây chằng háng bị kéo dãn gây đau đớn, khó chịu. Nghiêm trọng hơn, việc không kiểm soát tốc độ khi di chuyển, đôi chân vận động cách không đồng đều, những sự cố xoạc chân có thể dẫn tới đứt dây chằng, tổn thương sụn khớp, di chuyển bị hạn chế.

Để đề phòng các chấn thương bóng đá về cơ háng có thể xảy ra, bạn nên chú ý quá trình khởi động kỹ càng, hiểu rõ thể chất của mình để khi thực hiện các cú phá bóng có thể cẩn thận hơn. 

5. Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Chấn thương bóng đá

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chấn thương đầu gối khi đá bóng.

Chấn thương đầu gối đặc biệt gây nhiều trở ngại cho các cầu thủ bởi đôi chân là bộ phận vận động quan trọng cho môn thể thao vua này. Thông thường, có 3 loại chấn thương bóng đá đầu gối thường gặp là:

  • Đứt dây chằng chéo trước: Khi bạn thực hiện động tác sai kỹ thuật, đón bóng cách bất ngờ và hạ chân xuống sai tư thế thậm chí việc dừng di chuyển cách đột ngột cũng có thể khiến dây chằng chéo trước bị đứt, cảm giác đau đớn, di chuyển bị hạn chế.
  • Đứt dây chằng gối: Bên trong gối còn có dây chằng giúp liên kết xương đùi và xương chày, làm tăng khả năng vận động của bạn. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố chấn thương, đứt dây chằng bên trong có thể gây chảy máu từ bên trong, đau nhức, sưng tấy và bạn không thể di chuyển được.
  • Tổn thương sụn bánh chè: Quá trình vận động liên tục với cường độ cao có thể gây xuất hiện hội chứng đùi – bánh chè. Sau một thời gian bánh chè có thể sưng tấy, đau đớn khó chịu.

Các chấn thương trong đá bóng đều có thể gây ra nhiều tình huống xấu cho bạn, đặc biệt với những cầu thủ chuyên nghiệp ra sân thường xuyên, nếu gặp phải chấn thương nặng việc từ giã sân cỏ là điều có thể xảy ra. Chính vì vậy, để ngăn ngừa chấn thương bóng đá có thể xảy ra, bạn nên chú ý tới một số vấn đề sau:

  • Khởi động kỹ lưỡng trước khi bước vào sân cỏ để làm nóng cơ thể, cho các cơ khớp chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái vận động tránh trường hợp không khởi động dẫn tới chấn thương bóng đá.
  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể để có sức khỏe tham gia quá trình tập luyện.
  • Thường xuyên tập thể dục, rèn luyện thể hình để cơ thể sẵn sàng trong trạng thái thi đấu.
  • Ngủ nghỉ, sinh hoạt phù hợp để cơ thể luôn dồi dào năng lượng.
  • Hãy trang bị cho mình những phụ kiện bảo hộ cần thiết khi ra sân từ giày, quần áo, găng tay tới dây quấn cổ tay hay đai khớp gối,…

=> Tham khảo 3 dụng cụ hữu ích cho người chơi đá bóng

Như vậy, chấn thương bóng đá là tình trạng dễ dàng bắt gặp khi theo dõi cầu thủ khi ra sân. Mỗi loại chấn thương đều gây ra những rắc rối trong cuộc sống, công việc của cầu thủ. Hãy phòng ngừa chu đáo và tập luyện thường xuyên, hiểu đúng kỹ thuật để mang đến những kết quả tốt nhất cho bạn nhé.

Đánh giá của bạn

2.8 / 5. Số lượt đánh giá: 4

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment