5 chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp và cách điều trị

0
(0)

Khi nhắc tới đá bóng hay bất kỳ môn thể thao vận động nào, không ít người chúng ta chỉ nghĩ tới những hào quang, thành công của mỗi trận đấu mà quên đi hoặc bỏ qua những chấn thương của các cầu thủ. Khác với nhiều môn thể thao khác, bóng đá đòi hỏi sự vận động liên tục của đôi chân, sự tiếp xúc hay đối kháng “ẩn mình” với đối thủ. Không ít chấn thương có thể xảy đến khi bạn đá bóng. Cùng khám phá 5 chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé.

1. 5 Chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp và cách điều trị

1.1. Bong gân

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Bong gân là loại chấn thương gối khi đá bóng thường gặp. Nó gây ra cảm giác đau đớn khó chịu và bắt buộc các cầu thủ phải nghỉ ngơi, ngưng thi đấu ít nhất 1 tháng, tùy vào tình trạng chấn thương mà bạn sẽ có thời gian nghỉ, điều dưỡng khác nhau.

Nguyên nhân gây ra bong gân ở đầu gối:

  • Sự va chạm giữa các cầu thủ với nhau trong trận đấu.
  • Các cầu thủ thực hiện các pha rượt đuổi bóng, thình lình thay đổi hướng đột ngột gây trẹo chân, bong gân đầu gối. 
  • Các cú xoay người đón bóng trái hướng xuất phát của bạn. 

Lúc này đây, bắp chân, dây chằng co giãn căng chặt rồi lại đột ngột chùng xuống dẫn tới hiện tượng bong gân, đứt dây chằng, rách da gây đau nhức vùng đầu gối. 

Cách điều trị: 

  • Chườm lạnh lên vùng đầu gối bị bong gân. Bạn hãy sử dụng một chiếc khăn mềm, bọc đá và chườm cách nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút/lần. Thực hiện liên tục khoảng 5 – 6 lần/ngày.
  • Nếu tình trạng bong gân nặng, gây đau đớn, khó di chuyển hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về các loại thuốc giảm đau.
  • Tuyệt đối không xoa bóp các loại dầu nóng, bởi nó có thể làm tăng tình trạng sưng vù của vùng đầu gối. 
  • Thực hiện các bài tập trị liệu để phục hồi nhanh chóng, sẵn sàng bước ra sân ở các trận đấu tiếp.

1.2. Căng cơ

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Căng cơ là tình trạng chấn thương đầu gối khi đá bóng gây khó chịu cho vùng bắp chân. Bạn có thể vấp ngã nếu chẳng may xảy ra tình trạng căng cơ giữa sân thi đấu, cơ bị kéo quá xa về 1 hướng.

Nguyên nhân:

  • Khởi động chưa kỹ trước khi vào trận đấu.
  • Đuổi bóng quá cường độ so với thể lực của mình.
  • Sút bóng cách đột ngột, không có sự chuẩn bị

 Căng cơ cũng có thể xảy ra khi cơ bắp của bạn bắt buộc phải vận động khi mà nó vẫn ở tình trạng nghỉ, chưa sẵn sàng.

Cách điều trị:

  • Dừng ngay sự vận động của đôi chân.
  • Chườm lạnh để giảm đau và sưng ở chân.
  • Nghỉ ngơi để phục hồi và điều trị nếu tình trạng căng cơ diễn ra quá nặng.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng, đều tay lên vùng bắp cơ của đôi chân để từ từ vận động nhịp nhàng nhằm xua tan đi hiện tượng căng cơ.

1.3. Tổn thương sụn chêm

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Một loại chấn thương đầu gối khi đá bóng thường bắt gặp không ít lần chính là tổn thương sụn chêm. Giống như tên gọi của nó vậy, sụn chêm thực chất là một tấm sụn có hình chữ C nằm lót giữa hai khớp xương chày và xương đùi. Đảm nhận nhiệm vụ làm giảm áp lực tác động lên khớp gối, cố định khớp và giúp đầu gối luôn vững chãi. Tổn thương sụn chêm gây đau đớn, khó chịu và các cầu thủ có thể phải dừng trận đấu cho tới khi quá trình điều trị, phục hồi hoàn thành. 

Nguyên nhân:

  • Chạy đón bóng, xoay chuyển đầu gối cách đột ngột dẫn tới hiện tượng xương khớp đùi và xương chày tác động vào nhau gây bể, dập hoặc rách lớp sụn chêm. 
  • Vận động quá mạnh dẫn tới việc tách lớp sụn.
  • Va chạm với đồng đội trong khi thi đấu cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc tổn thương vùng sụn chêm.

Cách điều trị: 

  • Khi bị chấn thương, cầu thủ cần dừng ngay trận đấu của mình, nghỉ ngơi cho tới khi được mang đến bác sĩ để kiểm tra.
  • Rách sụn chêm chỉ được phát hiện khi tiến hành nội soi.
  • Cắt bỏ phần sụn chêm bị dập gãy nếu tình trạng quá nặng hoặc khâu lại chỗ rách nếu tổn thương nhẹ.
  • Điều trị tại bệnh viện cho tới khi phục hồi theo chỉ dẫn của bác sĩ chủ trị. 
  • Thời gian phục hồi chức năng và có thể ra sân cỏ có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng.

1.4. Gãy xương

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Không chỉ vùng đầu gối mà bàn chân, cổ tay cũng có thể bị gãy nếu xảy ra các sự cố va chạm mạnh. Gãy xương có thể gây ra đau đớn, sưng tấy và khó chịu cho nạn nhân. Cầu thủ chấn thương có thể phải dừng trận đấu 1 năm, 2 năm thậm chí có những trường hợp phải giã từ sự nghiệp cầu thủ bóng đá của mình.

Nguyên nhân: 

  • Va chạm với đối thủ khi giành bóng.
  • Vấp ngã trên sân đấu, khiến đầu gối tiếp xúc mạnh với sân cỏ gây ra chấn thương đầu gối khi đá bóng.

Cách điều trị:

  • Dừng ngay sự vận động của đôi chân, tránh di chuyển.
  • Đưa ngay tới bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

1.5. Đứt dây chằng

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Đứt dây chằng là một trong những chấn thương đầu gối khi đá bóng nguy hiểm “kinh hoàng” nếu các cầu thủ gặp phải. Dây chằng là bộ phận nối liền giữa các xương chày và xương đùi. Có nhiệm vụ cố định, giữ cho các xương khớp di chuyển linh hoạt. Đứt dây chằng có thể làm mất đi sự gắn kết giữa các khớp xương, làm mất khả năng vận động của đôi chân. 

Nguyên nhân: 

  • Chạy nhảy với cường độ cao để đón bóng.
  • Tiếp đất sai cách hay sai vị trí khi thi đấu hay tập luyện.

Cách điều trị:

Thông thường, với các trường hợp rách dây chằng nhẹ có thời gian phục hồi khá ngắn, một số trường hợp nặng đòi hỏi cầu thủ phải nghỉ ngơi trong thời gian dài. 

  • Nghỉ ngơi tại chỗ, không di chuyển
  • Đưa đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. 
  • Kiểm tra, giải phẫu để nối dây chằng, băng bột, bó nẹp để cố định khớp gối chắc chắn hơn đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Đá bóng bị chấn thương gối tùy thuộc vào tình hình để đưa ra giải pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.

=> 5 Loại chấn thương “kinh hoàng” khi đã bóng sẽ khiến bạn rợn người.

2. Hướng dẫn phòng ngừa chấn thương đầu gối trong bóng đá bạn cần biết.

Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Khởi động kỹ càng trước khi tập luyện để ngăn ngừa chấn thương đầu gối khi đá bóng

Khi tham gia đá bóng, có không ít chấn thương bạn không thể ngờ trước được. Nó xảy ra một cách bất ngờ, nhanh chóng mà bạn không kịp chuẩn bị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số giải pháp phòng ngừa các chấn thương đầu gối khi đá bóng này. Một số lưu ý sau hy vọng sẽ gợi ý và hỗ trợ bạn ngăn ngừa các chấn thương hiệu quả hơn. 

  • Hãy khởi động kỹ càng đôi chân, đôi tay trước khi bước ra trận đấu hoặc tập luyện.
  • Tập luyện cơ bắp chân thường xuyên để chúng có thể hỗ trợ tốt cho đầu gối, rèn luyện sự linh hoạt cho khớp chân, ngăn ngừa chấn thương hiệu quả hơn.
  • Tập thể dục để tăng cường sức mạnh, lực của vùng đầu gối thông qua các động tác đá chân, ép, xoạc chân hay ngồi xổm.
  • Lựa chọn các loại phụ kiện bảo hộ đi kèm tốt, phù hợp với bạn như bó gối, băng bảo vệ đầu gối. Đặc biệt, với các trường hợp đang bị chấn thương băng bảo vệ khớp gối là bí kíp giúp cố định đầu gối, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng, hiệu quả hơn.
  • Hãy kiểm tra trang phục, phụ kiện bảo hộ như quần áo, giày dép, tất cũng như bó gối trước khi tiến vào trận đấu.

Đá bóng bị chấn thương đầu gối là tình trạng thường xuyên bắt gặp khi bạn tham gia các trận đấu. Chính vì vậy, hãy cẩn trọng khi di chuyển, vận động, cần đảm bảo rằng thể lực của bạn phù hợp với cường độ tập mà bạn đang phát huy. 

=> Tham khảo 3 loại dụng cụ bảo vệ đầu gối khi đá bóng hiệu quả nhé.

3. Kết luận

Như vậy, mình vừa chia sẻ 5 loại chấn thương đầu gối khi đá bóng thường bắt gặp. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ có ích cho bạn khi lựa chọn bóng đá làm môn thể thao yêu thích của mình. Hãy cẩn trọng và đừng quên khởi động kỹ càng cùng trang bị phụ kiện đầy đủ trước khi bước vào trận đấu nhé.

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment