Chấn thương chân khi đá bóng và phương pháp điều trị hiệu quả cho bạn

0
(0)

Khi nhắc tới bóng đá chúng ta thường nghĩ ngay tới trận đấu lịch sử tại Thường Châu năm 2018. Không dễ dàng bỏ qua được những hình ảnh các cầu thủ vươn mình giữa bão tuyết. Trong trận đấu ấy, không ít các cầu thủ bị chấn thương tay, chân, cổ chân. Những đau đớn đã làm nên chiến thắng lịch sử. Bạn sẽ gặp những chấn thương chân khi đá bóng nào? Biện pháp điều trị ra sao? Cùng khám phá ngay nhé.

1. Những chấn thương chân khi đá bóng thường gặp.

Chân là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với quả bóng trong thi đấu. Bạn có thể tưởng tượng ra rằng, trong bất kỳ cú sút nào, cũng đều có sự tham gia của đôi chân. Chân cử động linh hoạt, cổ chân xoay đổi chiều linh động làm nên những pha ghi bàn đậm chất cầu thủ nhất. Tuy nhiên, không ít lần bạn sẽ gặp phải những pha lực tác động quá mạnh. Va chạm với đồng đội hoặc đối thủ, va chạm sân cỏ. Cái kết là bạn bị ngã và gây ra nhiều chấn thương chân khi đá bóng. 

1.1. Bong gân khớp cổ chân

chấn thương chân khi đá bóng

Bong gân cổ chân gây đau đớn, khó chịu cho cầu thủ

Một trong những chấn thương thường gặp khi chơi đá bóng là bong gân cổ chân. Những cú sút bóng hụt chân, đuổi bóng, tiếp đất sai chân,… khiến dây chằng bị giãn quá mức dẫn tới bong gân. Cảm giác đau tê tái, nhói và khó chịu khi bạn gặp chấn thương này. 

Thông thường, bong gân khớp cổ chân có 3 trường hợp. Từ nhẹ tới nặng đòi hỏi phương pháp điều trị khác nhau. 

– Bong gân khớp chân ở mức độ nhẹ: Chấn thương nhẹ, ít cảm giác đau đớn. Nhanh hồi phục, bạn có thể di chuyển ổn định. Bạn có thể chườm đá hoặc sử dụng các phương pháp nhẹ để điều trị.

– Mức độ trung bình: Khớp chân kêu “rắc”, sưng to ở cổ chân, đau đớn, đi lại khó khăn. Thường sau 1 tháng bạn mới có thể phục hồi lại.

– Mức độ nặng: Cổ chân sưng phù lên. Dây chằng bị đứt nên đau đớn, khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy khớp chân lỏng lẻo, rời ra, đi lại khó khăn. Tình trạng này đòi hỏi sự điều trị lâu dài, tích cực để phục hồi. 

1.2. Đứt dây chằng

chan thuong chan khi da bong 4

Chấn thương chân khi đá bóng bạn có thể phải dừng cuộc chơi

Bên cạnh bong cổ chân, đứt dây chằng được đánh giá là chấn thương chân khi đá bóng nặng mà cầu thủ có thể gặp. Bởi nó rất khó để phục hồi và đòi hỏi thời gian dài để có thể tập luyện trở lại.

Đứt dây chằng xảy ra khi cổ chân vận động quá mức. Chịu áp lực nặng dẫn tới các tổn thương. Trong đó, sự tranh chấp bóng, va chạm giữa các cầu thủ là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này. Khá nhiều trận đấu theo dõi bạn sẽ bắt gặp tình huống các cầu thủ va chạm, chân đối chân. Lực tác động lên cơ, đầu gối hay cổ chân quá nặng. Dẫn tới dãn và đứt dây chằng.

Thông thường, đứt dây chằng sẽ có cảm giác đau nhói nhanh hơn so với bong gân. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức ở gót chân, cổ chân hay mắt cá chân. Cảm giác đau đớn làm giảm khả năng vận động của cầu thủ. 

Chấn thương dẫn tới cổ chân bị sưng, bầm tím. Hiện tượng đứt dây chằng nặng nhất sẽ dẫn tới chảy máu trong. Sự tích tụ tổn thương từ bên trong gây ra những di chứng về sau. Chấn thương chân khi đá bóng này có thể bắt buộc bạn phải dừng cuộc chơi ngay.

1.3. Gãy xương 

chấn thương chân khi đá bóng

chấn thương đầu gối khi đá bóng là chấn thương nặng trong thể thao

Gãy xương là chấn thương nghiêm trọng nhất trong đá bóng. Nó đòi hỏi bạn phải điều trị ngay tức thì và dừng cuộc chơi cho tới khi phục hồi. Thông thường, các cầu thủ thường bị gãy xương ở các bộ phận như tay, cổ chân, cổ tay, ngón chân,.. Bạn phải nhập viện điều trị ngay sau khi gặp phải chấn thương này.

Ngoài các chấn thương cổ chân khi đá bóng, các cầu thủ còn có thể gặp một số các chấn thương khác như:  chấn thương ngón chân khi đá bóng, chấn thương gân kheo bóng đá, chấn thương cơ háng khi đá bóng,.. Gây đau đớn và những trở ngại khi tập luyện, thi đấu của bạn.

2. Cách điều trị chấn thương chân khi đá bóng

 Chấn thương ngón chân, cổ chân hay bàn chân khi đá bóng thường gây ra nhiều rắc rối cho bạn trong cuộc sống. Bên cạnh việc đau đớn, khó chịu khi di chuyển, nặng thì các cầu thủ phải dừng cuộc chơi của mình. Rời sân cỏ, không còn thực hiện được đam mê nữa. Để điều trị chấn thương chân khi đá bóng hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau nhé.

2.1. Cách sơ cứu ban đầu khi bị chấn thương chân trong bóng đá

chấn thương chân khi đá bóng

Chấn thương chân khi đá bóng thường được sơ cứu bằng phương pháp chườm lạnh

Bạn thường chứng kiến ở các trận bóng đá khi cầu thủ bị thương thì đội y tế thường nhanh chóng kiểm tra, hỗ trợ và điều trị.

– Nếu bạn gặp các chấn thương chân khi đá bóng, hãy hạn chế cử động chân. Giữ tư thế nghỉ ngơi cố định. 

– Tiếp đó, hãy chườm lạnh khoảng 15 – 20 phút tại vị trí sưng, chấn thương. Bạn nên chườm bằng khăn hoặc túi, không đặt đá lạnh trực tiếp lên vị trí chấn thương.

– Băng ép bằng băng thun. Tuy nhiên, cần băng vừa khít, không nên chặt quá gây khó chịu cho người bị thương.

– Nâng vùng bị tổn thương lên cao hơn vùng tim.

Bước sơ cứu ban đầu cực kỳ cần thiết và quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho người bị chấn thương.

2.2.  Chườm lạnh

chan thuong chan khi da bong 8

Điều trị chấn thương chân khi đá bóng đòi hỏi bạn không vận động, di chuyển sau tổn thương

Chấn thương chân khi đá bóng thường gây sưng phù, đau nhói. Để giảm phù nề, sưng tấy và giảm đau hiệu quả, chườm lạnh là giải pháp sơ cứu cần thiết cho bạn. Bạn có thể chườm bằng khăn hoặc túi đá nhẹ nhàng đặt vào vùng cổ chân bị tổn thương. 

Thông thường, sau khi chấn thương, bạn có thể chườm lạnh cho khớp chân 10 – 15 phút. Tùy thuộc vào điều kiện để căn chỉnh thời gian sơ cứu, giảm đau nhé.

2.3. Ngâm chân bằng nước đá

Thông thường, vật lạnh thường giúp giảm đau hiệu quả. Bên cạnh việc chườm lạnh, bạn có thể ngâm chân bằng nước đá. Điều hòa cơn đau khi bạn thường xuyên ngân chân. Phương pháp này giúp hỗ trợ hiệu quả quá trình phục hồi điều trị. Thường thì nên ngâm chân 3 – 4 lần/ngày. Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể, chấn thương để căn chỉnh thời gian cho phù hợp. 

2.4. Hạn chế vận động và đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Sau khi bị chấn thương chân khi đá bóng, bạn nên dừng các hoạt động tập luyện. Ở yên để tránh làm tình trạng nặng lên hoặc bị viêm nhiễm. Đừng quên bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp như canxi, kẽm,.. Tăng hiệu quả phục hồi. 

3. Những lưu ý cần biết để phòng tránh chấn thương chân khi đá bóng

chấn thương chân khi đá bóng

Chấn thương chân khi đá bóng xảy ra khi có sự va chạm với đối thủ

Chấn thương chân khi đá bóng là một trong những chấn thương nguy hiểm cho cầu thủ. Bởi nó không chỉ gây đau đớn mà còn có nguy cơ bạn phải rời sân cỏ khi mất đi khả năng thi đấu. Chính vì vậy, việc phòng tránh chấn thương chân khi đá bóng là điều cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau nhé.

  • Khởi động đúng cách và kỹ càng trước khi luyện tập và thi đấu.
  • Chuẩn bị đúng và đầy đủ các phụ kiện “bất ly thân”. Đặc biệt, giày bóng đá là phụ kiện cần kiểm tra kỹ càng size số và chất lượng để bảo vệ cổ chân cho bạn. 
  •  Khi có cảm giác đau nhức cổ chân, hãy dừng vận động và nghỉ ngơi để kiểm tra lại. 
  • Hạn chế những pha tranh chấp mạnh mẽ, quyết liệt trên sân bóng.

Thi đấu đúng cách, đúng cường độ là giải pháp bảo vệ an toàn cho đôi chân của bạn. 

Như vậy, chấn thương chân khi đá bóng thường rất dễ bắt gặp trong các trận đấu. Để hạn chế các tổn thương, hãy hiểu rõ cách phòng ngừa và giải pháp điều trị an toàn nhất.

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment