Chia sẻ kỹ thuật cố định đầu gối khi bị chấn thương

3.5
(2)

Cố định đầu gối tốt sẽ giúp hỗ trợ vận động, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục sau chấn thương. Nhưng để nhận được những lợi ích này, bạn cần nắm được kỹ năng “chuẩn” khi cố định đầu gối. 

1. Kỹ thuật cố định đầu gối “chuẩn” 

Bước 1: Chọn kiểu dáng nẹp phù hợp

Không thể chọn bừa 1 kiểu nẹp nào đó trên mạng rồi đeo vào chân. Loại nẹp của bạn chọn cần dựa trên mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Với những chấn thương nhẹ như bong gân, bạn có thể tự khỏi bằng 1 chiếc băng cố định đầu gối đàn hồi đơn giản. Còn với những chấn thương nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần một 1 chiếc băng gối có thêm nẹp trợ lực bằng lò xo. 

Lưu ý: 

  • Thông thường, bác sĩ trị liệu sẽ là người lựa chọn cho bạn 1 chiếc nẹp cố định phù hợp. Một số người đã tùy ý dùng và đeo sai loại nẹp, do đó chiếc nẹp ban đầu có thể không vừa vặn với bạn, hãy cho bác sĩ biết và họ có thể giúp bạn tìm đúng loại, kích cỡ hoặc kiểu dáng.
  • Nếu tự mình lựa chọn, bạn cần phải chọn kĩ kích thước nẹp phù hợp với mình. Kích cỡ của nẹp thường được đặt ở mặt sau của bao bì hoặc các mẫu chung có thể sẵn kích cỡ tiêu chuẩn.
cố định đầu gối

Nẹp đầu gối với 2 thanh lò xo trợ lực, được sử dụng nhiều trong điều trị chấn thương

Bước 2: Kéo nẹp trên chân của bạn mà không bị đau 

Nếu nẹp dạng ống, khi cố định bạn hãy lưu ý rằng đầu to là phần tiếp giáp với đùi, đầu nhỏ là phần tiếp giáp với bắp chân. Còn nếu bạn sử dụng băng gối dạng quấn thì bạn chỉ cần quấn xung quanh đầu gối là được. 

Bước 3: Căn ke điểm chính giữa của nẹp vào xương bánh chè 

Hầu hết những loại băng cố định khớp gối đều có một lỗ nhỏ ở phía trước. Khi đeo băng đầu gối đúng cách, xương bánh chè của bạn sẽ được nhìn thấy qua lỗ này. Ngoài ra, nó sẽ giúp việc sử dụng nẹp thoải mái hơn và giữ cho vùng da dưới nẹp thông thoáng. 

Lưu ý: 

  • Căn chỉnh để lỗ không chèn ép vào vùng da của bạn 

Bước 4: Thắt chặt dây đai 

Đối với dạng ống thông thường, qua bước 3 là đã bạn đã hoàn thành kỹ thuật đeo nẹp. Tuy nhiên, với những sản phẩm có thêm dây đai, hãy hướng dây này xung quanh mặt sau của nẹp và cố định chúng bằng cách sử dụng khóa dán. Băng đầu gối cần phải vừa khít, nhưng không quá chặt. 

Lưu ý: 

  • Để kiểm tra xem băng gối đã vừa hãy chưa, bạn có thể để vừa 1 hoặc 2 ngón tay vào khoảng trống giữa nẹp và chân. Nếu bạn không thể, có lẽ cần phải thả lỏng hơn một chút. 

2. Mẹo nhỏ để việc đeo nẹp trở nên dễ dàng hơn 

2.1. Mặc nẹp dưới loại quần rộng, thoải mái 

Vào thời điểm trời lạnh hoặc bạn đang ở nơi có quy định nghiêm ngặt về trang phục, chẳng hạn như trường học, bạn có thể cần phải che nẹp kín để tránh sự chú ý. Bạn có thể chọn những loại quần rộng như quần vải ống rộng, quần thể thao,..để nẹp chìm gọn ở bên trong quần.

Lưu ý:

  • Việc đeo nẹp ở bên trong quần mà không phải bên ngoài quần sẽ giúp chúng hoạt động tốt hơn khi ôm sát vào đầu gối 
  • Quần thể thao có xu hướng rộng và co giãn, mặc sẽ thoải mái hơn những loại chất liệu khác 

2.2. Nếu môi trường tự do, bạn có thể lựa chọn quần short 

Sẽ thật dễ dàng nếu bạn có thể đeo băng vào và tháo ra mà không có gì cản trở. Quần short sẽ giúp bạn hạn chế chấn thương đồng thời thúc đẩy luồng không khí lưu thông để khi sử dụng nẹp không bị quá nóng và ngột ngạt 

Lưu ý: 

  • Khi mặc quần sooc bạn có thể sử dụng nhiều loại nẹp dài, ngắn 

2.3. Thay nẹp định kỳ 

Điều này sẽ làm giảm áp lực xung quanh đầu gối và để cho da có cơ hội được “hít thở”. Chú ý không nên đè nặng quá lên chân bị thương khi bạn không đeo nẹp. 

Lưu ý:

  • Bạn nên tháo nẹp trước khi tắm hoặc bơi để giữ cho nẹp không bị ướt 
  • Hãy đảm bảo rằng bạn đã nói chuyện với bác sĩ về thời gian đeo nẹp và tháo nẹp. Việc tháo nẹp định kỳ giúp ngăn ngừa vết thương và chấn thương tiếp diễn. 
cố định đầu gối

Những bộ môn thể thao dễ bị chấn thương đầu gối

3. Để chấn thương hồi phục nhanh, trong quá trình điều trị, bạn cần 

3.1. Tuân theo chỉ định của bác sĩ 

Luôn lắng nghe và tin tưởng bác sĩ điều trị là lời khuyên hữu ích dành cho bạn. Bởi họ có thể cho bạn biết tất cả những thông tin quan trọng mà bạn cần biết như cách tốt nhất để cố định đầu gối, bạn cần nó trong bao lâu và những loại cử động nào cần phải tránh.

Lưu ý:

  • Có thể bạn chỉ cần đeo nẹp gối vào một ngày, trong một số hoạt động nhất định. Hoặc chấn thương nghiêm trọng hơn có thể khiến bạn phải đeo nẹp vào mọi lúc
  • Nếu bạn khó chịu khi đeo nẹp, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể cho lời khuyên về việc cởi ra ở những thời điểm nhất định: đi ngủ, tham gia những hoạt động ít vận động như xem tivi 
  • Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ của bạn bất kỳ câu hỏi nào về chấn thương hoặc quá trình phục hồi chức năng. 

3.2. Tránh tạo áp lực không cần thiết lên khớp gối 

Ví dụ như việc bạn đi bộ có thể phá vỡ sự cố định và gây sự căng thẳng không cần thiết lên khớp gối. Khi đứng, hãy cố gắng nghiêng người hoặc chuyển trọng lượng lên chân không bị chấn thương. Cho đến khi đầu gối đủ mạnh để chịu được toàn bộ trọng lượng của bạn, nó sẽ không ổn định và dễ bị chấn thương nặng hơn bởi áp lực.

Lưu ý: 

  • Nếu chấn thương nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng nạng để đi lại trong vài ngày hoặc là vài tuần đầu 
  • Việc đi khập khiễng là điều hết sức bình thường. Mặc dù có thể hơi xấu về mặt thẩm mỹ nhưng có thể giảm bớt áp lực lên chân bị chấn thương. 

3.3. Hạn chế phạm vi chuyển động của đầu gối 

Đai cố định khớp gối nhằm giúp bạn không bị cong chân khi bị chấn thương. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần quan tâm tới mức độ chuyển động của đầu gối khi đeo đai. Việc gập hoặc xoay khớp quá nhiều có thể làm cho chấn thương nặng hơn.

Lưu ý:  

  • Phần lớn, bạn sẽ muốn giữ đầu gối thẳng, thư giãn và nâng cao trong khi cố gắng chữa bệnh 
  • Tránh bất kỳ chuyển động nào khiến đau khớp 
  • Hãy hỏi bác sĩ xem việc lái xe có an toàn trong quá trình hồi phục hay không 

3.4. Luôn mang đai cố định đầu gối trong bất kỳ loại hoạt động thể chất nào 

Nếu bác sĩ nói không sao, bạn có thể tiếp tục tập thể dục hoặc chơi thể thao sau khi đầu gối đã bắt đầu chữa lành. Bên cạnh đó, hãy giữ các động tác cường độ cao ở mức tối thiểu và tránh các bài tập chịu lực như nâng tạ, kéo lưng xô,…

Lưu ý: 

  • Đừng thúc ép bản thân quá sức. Nếu bạn cảm thấy có bất kỳ cơn đau hoặc khó chịu bất thường nào, hãy dừng ngay việc bạn đang làm
  • Băng đầu gối cũng có thể hữu ích để ngăn ngừa chấn thương trong các môn thể thao thường đặt đầu gối ở vị trí dễ bị tổn thương như bóng đá, thể dục dụng cụ, bóng chuyền,…

Bên cạnh các bài tập vật lý trị liệu thì kỹ thuật cố định đầu gối cũng rất quan trọng trong quá trình hồi phục sau chấn thương. Hi vọng những chia sẻ tường tận bên trên có ích với bạn!

Đánh giá của bạn

3.5 / 5. Số lượt đánh giá: 2

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment