3 món đồ bảo hộ cần phải có khi chơi cầu lông

5
(2)

Khi chơi cầu lông cường độ cao, dù có bị thương hay không chúng ta đều cần sự hỗ trợ của một số thiết bị đặc biệt, chúng tôi gọi chung đó là “đồ bảo hộ”. Bảo vệ khuỷu tay, đầu gối, cổ chân – mắt cá chân là những món đồ hữu ích nhất đối với người chơi cầu lông

Trước tiên, hãy xem về những chấn thương thường gặp 

Kỹ thuật chỉ 1 cú đánh cầu có thể hạ gục đối thủ 

Cách đánh cầu lông mà người chơi chuyên nghiệp vẫn thường rỉ tai nhau đó là bật cao làm cho quả cầu banh nhay qua phần sân đối thủ theo chiều hướng cắm từ trên xuống dưới. Lúc này, đối thủ có thể bị bất ngờ và chỉ có thể trả cầu về lưới. Kiểu này tốn ít sức lực, ăn điểm nhanh và luôn hiệu quả.

Ngoài ra, để vận dụng hết sức mạnh của đôi tay, tay cầm vợt cần phải hơi co lúc đầu, khi chạm cầu vươn thẳng và đánh thật mạnh theo quán tính để tạo ra sức mạnh cho quả cầu. Để thực hiện tốt kỹ thuật này, bạn phải thường xuyên luyện các bài tập liên quan tới cổ tay, khuỷu tay và xương bả vai. 

cầu lông
Kỹ thuật chỉ 1 cú đánh cầu có thể hạ gục đối thủ 

Trong quá trình tập luyện và thi đấu, người chơi cầu lông sẽ gặp những chấn thương như 

  • Giãn cơ: đây là chấn thương nhẹ nhất khi chơi cầu lông do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn. Biểu hiện là vùng bị thương đau nhức và sưng nhẹ. Lúc này, người chơi nên ngưng các hoạt động, nếu vẫn cố tình tiếp tục chơi có thể gây tụ máu và khó khăn cho quá trình điều trị sau đó 
  • Căng cơ: có thể lúc này, một vài sợi cơ có thể đã bị đứt. Có vết bầm tím xuất hiện và đau nhiều hơn là chỉ bị giãn cơ. 
  • Rách cơ: sợi cơ đã bị đứt nhiều hơn. Lúc này, bạn có thể phải trải qua cảm giác đau dữ dội, không thể giữ thẳng các khớp được nữa 
  • Đứt cơ: là chấn thương nghiêm trọng khi mà số cơ bị rách hoặc đứt lúc này đã chiếm tới quá 75% bó sợi, tụ máu gây bầm tím và các khớp trở nên lỏng lẻo. Bệnh nhân có thể mất khả năng điều khiển các khớp. 
  • Các bệnh về khớp vai: đau mỏi, thoái hóa, viêm khớp vai,…nguyên nhận có thể do bạn là người mới bắt đầu tập hoặc vận động quá sức trong thời gian dài.
  • Trật khớp cổ chân (lật sơ mi): có thể gây đau nhức dữ dội, sưng tấy đỏ, ảnh hưởng trực tiếp tới việc di chuyển, đi lại. Chấn thương này có thể do bạn khởi động chưa kỹ hoặc sử dụng giày chơi cầu lông kém chất lượng. 
  • Chấn thương khuỷu tay: cơn đau ở phía ngoài khuỷu tay là khuỷu tay tennis. Nguyên nhân có thể là do bạn đập cầu ở khá xa cơ thể và chạm cầu khi khuỷu tay cong ít. 
  • Chấn thương đầu gối: Có rất nhiều chấn thương đầu gối trong cầu lông. Lý do chính là kỹ thuật kém khi lao tới, đáp xuống và đổi hướng đột ngột. Việc này sẽ tạo ra lực lớn trên đầu gối gây đau gân bánh chè, sợi gân chạy trên đầu gối.

Ba món đồ bảo hộ cần phải có khi chơi cầu lông

1. Bảo vệ khuỷu tay 

Khi đánh cầu, bạn đã bao giờ cảm thấy đau phần khuỷu tay chưa? Nếu có, bạn cần sử dụng ngay các sản phẩm bảo vệ khuỷu tay. Nó sẽ tạo ra áp lực lên phần khuỷu tay và giảm cơn đau đáng kể. 

Nguyên nhân của những cơ đau có thể đến từ việc tạt cầu ngang hoặc đập cầu. Việc đánh nhanh và dừng đột ngột như thế này có thể làm căng, giãn hoặc đứt cơ ở phía trong của khuỷu tay. Ngay cả những VĐV chơi cầu lông chuyên nghiệp cũng có thể gặp phải loại chấn thương này và họ đã sử dụng các sản phẩm bảo vệ khuỷu tay để hạn chế điều đó xảy ra thường xuyên. 

Mời bạn tham khảo những mẫu bảo vệ khuỷu tay chính hãng GoodFit

2. Bảo vệ đầu gối 

Việc đôi chân phải di chuyển liên tục trên sân và những bước đi dài ngắn khiến đầu gối sẽ phải chịu khá nhiều áp lực. Bạn có thể bảo vệ chúng bằng cách sử dụng những loại bó gối cầu lông có độ đàn hồi cao. Còn nếu đầu gối của bạn đã từng bị thương, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng bó đầu gối cầu lông có giá đỡ lò xo để bọc đầu gối chắc chắn và giữ cho khớp gối được ổn định khi vận động.

cầu lông
Bó gối cầu lông có độ đàn hồi cao
Bó đầu gối cầu lông với lò xo xoắn
Bó đầu gối cầu lông với lò xo xoắn

Ngoài ra, nếu bạn chơi theo lối chơi thường xuyên nhảy lên hoặc đập nhiều, đồ bảo hộ tốt nhất dành cho bạn đó là băng đầu gối cầu lông dạng tối giản. Nó sẽ giúp ngăn chặn việc các cơ ở phía trước đùi giãn, co thắt quá mức dẫn đến viêm gân, đứt cơ. 

Băng đầu gối cầu lông dạng tối giản
Băng đầu gối cầu lông dạng tối giản

3. Bảo vệ cổ chân, mắt cá chân 

Những chấn thương về cổ chân, mắt cá chân cũng là những chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông. Nhất là bạn đã từng bị bong gân mắt cá chân thì chấn thương này càng dễ xảy đến hơn. 

Kỹ thuật di chuyển sai bộ pháp dẫn đến tình huống cầu nhanh bất ngờ, tư thế người chơi sai khiến chân không đúng vị trí, di chuyển gây chấn thương. Bạn cần phải sử dụng các sản phẩm bao bọc cổ chân, mắt cá chân để làm giảm sức ép lên những phần này. 

Mời bạn tham khảo những mẫu bảo vệ cổ chân, mắt cá chân tại GoodFit

Sắm cho mình 3 món đồ bảo hộ cần phải có khi chơi cầu lông sẽ cho bạn sức khỏe để giữ lửa đam mê của mình. GOODFIT chúc bạn sớm nâng cao kỹ thuật của bản thân, trở thành VĐV cầu lông chuyên nghiệp!

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 2

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment