A-z thông tin về các loại chấn thương thể thao thường gặp

0
(0)

Chấn thương thể thao là vấn đề không còn xa lạ đối với các tuyển thủ khi thi đấu bất kỳ môn thể thao nào. Chúng ta hoàn toàn không thể dự báo trước về nó, điều cần thiết là tìm hiểu rõ về các chấn thương, nguyên nhân có thể dẫn đến và cách phòng ngừa. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ từ A – z thông tin về các loại chấn thương thể thao thường gặp khi thi đấu. Cùng theo dõi nhé.

1. 5 chấn thương thể thao thường gặp

1.1. Bong gân mắt cá chân

Chấn thương thể thao thường gặp

Chấn thương thể thao thường gặp

Khi nhắc đến các loại chấn thương thể thao thường gặp, không thể không nhắc đến bong gân mắt cá chân. Nó rất dễ xảy ra, bởi chỉ cần một phút bất cẩn, xương khớp cổ chân sẽ bị tổn thương. Khi quay chân không đúng cách cũng dễ dẫn đến việc giãn dây chằng, bong gân mắt cá chân.

Dấu hiệu chấn thương thể thao: 

Đau nhức, sưng tấy, tụ máu, bầm tím ở vùng mắt cá chân. Nếu bạn không sơ cứu, điều trị kịp thời, có thể dẫn đến sưng vù ngày càng tăng, khó di chuyển. 

1.2. Viêm gân

Chấn thương thể thao thường gặp

Chấn thương thể thao thường gặp

Có nhiều loại tổn thương viêm gân có thể xảy ra khi thi đấu thể thao. Trong đó, viêm gân khớp vai, viêm gân chóp xoay là những loại chấn thương thể thao thường gặp trong đá bóng, bóng chuyền. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương viêm gân. Trong đó, viêm gân khớp vai xảy ra khi bạn thực hiện các động tác tay sai kỹ thuật, lặp đi lặp lại thao tác vận động. Ngoài ra, nếu thực hiện bài tập cường độ cao, không phù hợp với thể lực cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Ngược lại viêm gân chóp xoay thường xảy ra ở vùng vai, xảy ra do vận động khớp quá mạnh hoặc xảy ra đột ngột, tần suất, cường độ không phù hợp với thể trạng của bạn. Chấn thương này thường bắt gặp ở các môn thể thao như bơi lội, thể dục dụng cụ, tennis, cầu lông,… Khi sự tham gia của cánh tay trở nên chuyên dụng, ngay khi thực hiện các động tác sai kỹ thuật, bạn sẽ gặp chấn thương ngay tức thì.

Dấu hiệu chấn thương thể thao:

– Viêm gân khớp vai: Cảm giác đau nhói ở vai, cánh tay khó vận động khi cơ gân bị viêm, hạn chế khoảng cách.

– Viêm gân chóp xoay: Ứng nề, đau đớn, giảm sự vận động của khớp vai. Theo thời gian, khi tình trạng chuyển biến nặng, có thể dẫn đến mãn tính, khó điều trị hơn. Đặc biệt, khi thực hiện các bài tập đòi hỏi sự vận động của đôi tay, bả vai sẽ đau dữ dội, mất ngủ. 

1.3. Đứt dây chằng chéo trước

 Chấn thương thể thao thường gặp

Chấn thương thể thao thường gặp

Dây chằng chéo trước là bộ phận hỗ trợ cố định khớp gối, giữ chặt khớp vào đầu gối. Nếu chẳng may trong quá trình vận động, bạn di chuyển đôi chân cách đột ngột có thể dẫn đến việc rách dây chằng chéo, đau đớn không thể cử động. 

Dấu hiệu chấn thương thể thao: Đau nhức, sưng tấy, khó di chuyển.

=> Xem thêm: 5 chấn thương đầu gối khi chơi bóng đá

1.4. Hội chứng bánh chè – đùi

Chấn thương thể thao thường gặp

Chấn thương thể thao thường gặp

Một loại chấn thương thường gặp trong thể thao chính là hội chứng bánh chè – đùi. Nó thực ra là loại chấn thương đầu gối, xảy ra do việc chơi thể thao cường độ quá cao. Đặc biệt, các môn tập đòi hỏi sự vận động liên tục của đôi chân như chạy bộ, đá bóng, bóng chuyền,… Khi có sự tác động lặp đi lặp lại giữa xương bánh chè và xương đùi, gây nên tổn thương sụn bên khớp dưới.

Dấu hiệu chấn thương thể thao: 

Khi gặp phải chấn thương hội bánh chè, lúc đầu bạn sẽ rất khó để nhận biết, bởi nó chỉ ẩn ẩn đau nhức ở khớp gối, mệt mỏi. Sau một thời gian, cảm giác đau nhói khi tình trạng chuyển nặng. 

1.5. Gãy xương

Chấn thương thể thao thường gặp

Chấn thương thể thao thường gặp

Gãy xương là chấn thương thể thao xảy ra khi bị tác động từ bên ngoài vào khớp. Nó có thể là sự va chạm mạnh với đối thủ, ngã trên sân cỏ trong tình trạng vấp phải vật cứng,… Chỉ khi khớp xương tiếp xúc mạnh với vật cứng nó sẽ bị gãy, mang đến nhiều rủi ro cho các cầu thủ.

Dấu hiệu chấn thương thể thao:

– Ngay khi va chạm, bạn sẽ nghe thấy âm thanh lạo xạo dưới da, vị trí gãy sưng tấy lên. 

– Khớp xương biến dạng, trường hợp nặng nó có thể bị bong ra ngoài khỏi làn da che chắn.

– Cử động bị bó buộc, bạn sẽ phải từ bỏ trận đấu để tiếp nhận điều trị, nếu tình trạng nặng sẽ mất một thời gian dài để phục hồi.

=> Xem thêm: Lý do thuyết phục bạn nên sử dụng băng đầu gối khi tập thể thao

2. Một số cách phòng ngừa chấn thương thể thao

Chấn thương thể thao thường gặp

Chấn thương thể thao thường gặp

– Hãy khởi động kỹ càng trước khi bắt đầu trận đấu. Bạn có thể sử dụng chai xịt nóng để làm nóng các cơ, giãn cơ, tạo nên sự vận động linh hoạt để ngăn ngừa chấn thương xảy ra.

– Thường xuyên tập luyện để đôi chân, đôi tay làm quen với các hoạt động. Thay vì thực hiện các động tác cường độ cao, hãy tập dần các bài tập nhẹ nhàng, sao cho các cơ khớp luôn sẵn sàng thực hiện các động tác. 

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng 4 nhóm mỗi ngày cho cơ thể. Bạn nên ưu tiên thực phẩm giàu protein tự nhiên, các khoáng chất như canxi, photpho,… 

– Hãy trang bị các phụ kiện cần thiết trước khi ra sân để giảm các rủi ro có thể xảy ra. Bạn có thể chuẩn bị như: Bó gối, găng tay, dây quấn cổ tay,…  

– Nếu chẳng may tình trạng chấn thương (bạn xem là nhẹ) như bong gân, viêm gân,… không đỡ sau vài ngày thì nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, điều trị kịp thời.

=> Xem thêm:  Top 5+ chấn thương bóng đá kinh hoàng khiến bạn “rùng” mình

Các chấn thương thể thao thường gặp khi thi đấu có thể khiến bạn phải giã từ sự nghiệp nếu gặp phải tổn thương nặng. Chính vì vậy, hãy cẩn trọng khi tham gia bất kỳ hoạt động thể thao nào, cách tốt nhà là tập luyện đúng kỹ thuật, trang bị đầy đủ phụ kiện bảo hộ cho mình. Hy vọng rằng, các tuyển thủ khi tham gia thi đấu sẽ luôn mạnh khoẻ, bình an để giành được nhiều thắng lợi nhất.

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment