Thông tin cơ bản về cốt vợt bóng bàn mà người chơi cần biết
Nếu mới bắt đầu tập chơi bóng bàn, bạn sẽ thường nghe mọi người nhắc đến cụm từ “cốt vợt bóng bàn”. Đây là một bộ phận rất quan trọng quyết định chất lượng của vợt. Chính vì vậy, GoodFit sẽ giới thiệu đến bạn đọc tất tần tật các thông tin cơ bản về cốt vợt, qua đó giúp bạn chọn mua được chiếc vợt bóng bàn tốt nhất.
1. Cốt vợt bóng bàn là gì?
Có lẽ nhiều người vẫn còn cảm thấy khá xa lạ với khái niệm cốt vợt bóng bàn. Thực chất, cốt vợt là bộ phận chính cấu thành nên vợt bóng bàn. Cốt vợt có cấu tạo bao gồm mặt vợt và tay cầm.
Nếu phân tích theo chất liệu sản xuất thì toàn bộ phần gỗ tạo nên cây vợt chính là cốt vợt bóng bàn. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu về nguyên liệu chính tạo nên cốt vợt.
2. Nguyên liệu sản xuất cốt vợt bóng bàn
Theo quy định của ITTF (International Table Tennis Federation – Liên đoàn bóng bàn quốc tế), 85% độ dày của cốt vợt bóng bàn phải được làm từ gỗ tự nhiên. Các loại gỗ chủ yếu được sử dụng để sản xuất cốt vợt là gỗ samba, limba, hinoki và gỗ koto.
15% còn lại có thể là một lớp chất kết dính được làm từ vật liệu dạng sợi. Chất liệu đó thường là carbon, nhôm, sợi thủy tinh,… tùy thuộc vào đơn vị sản xuất. Việc bổ sung thêm vật liệu dạng sợi sẽ giúp người chơi tăng tốc độ di chuyển vợt bóng bàn.
3. Các lớp gỗ của cốt vợt bóng bàn
Khi vợt bóng bàn mới được phát minh, người ta sử dụng cả một mảng gỗ lớn để làm cốt vợt. Sau này, các công ty sản xuất vợt mới phát hiện ra rằng nếu ghép nhiều lớp gỗ mỏng lại với nhau, vợt bóng bàn sẽ có độ nảy tốt hơn.
Số lượng lớp gỗ không ảnh hưởng đến độ nhạy của cốt vợt. Độ dày, thành phần cấu tạo và cách các lớp gỗ được kết dính lại với nhau mới là yếu tố quyết định. Đặc biệt, việc sắp xếp thứ tự các lớp gỗ để tạo nên cốt vợt bóng bàn thực sự rất quan trọng.
Khi ghép hai miếng gỗ, nếu sớ gỗ được xếp theo chiều ngược lại với nhau sẽ giúp cho cốt vợt có độ nảy đồng đều. Chính vì vậy, quy trình sản xuất cốt vợt sẽ bắt đầu từ lớp gỗ đặt ở trung tâm với sớ gỗ nằm dọc. Sau đó, người ta sẽ ép tiếp 2 miếng gỗ khác có sớ ngang vào 2 bên.
Cứ tiếp tục như vậy sẽ tạo thành cốt vợt hoàn chỉnh với số lớp gỗ luôn luôn là số lẻ: 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp gỗ,… Ngoài lớp gỗ, tùy theo cơ sở sản xuất mà cốt vợt cũng có thể bao gồm các lớp vật liệu dạng sợi như đã đề cập ở phần trên.
4. Trọng lượng cốt vợt bóng bàn
Trọng lượng cốt vợt bóng bàn cũng là một yếu tố mà người chơi cần quan tâm. Cốt vợt cầm quá nặng tay sẽ ảnh hưởng đến tốc độ đánh bóng. Tuy nhiên, nếu cốt vợt quá nhẹ cũng không phải là một lựa chọn tốt. Trọng lượng cốt vợt thường dao động từ 70 – 100 gram.
Cốt vợt có một độ nặng nhất định sẽ giúp người chơi vung vợt dễ dàng hơn và tạo ra nhiều lực cho đòn đánh. Cốt vợt được chế tạo với mật độ lớp gỗ dày đặc sẽ nặng hơn. Do đó, lực đánh bóng cũng mạnh hơn.
Như vậy, nếu mới bắt đầu chơi bóng bàn, bạn nên chọn loại cốt vợt nặng tay. Trọng lượng vợt sẽ tạo ra một lực đánh trả đủ lớn nên bạn có thể tập trung hoàn toàn vào việc học cách điều khiển vợt.
5. Công nghệ sản xuất tay cầm
Tay cầm là một bộ phận quan trọng của cốt vợt. Thông thường, tay cầm được sản xuất hàng loạt dựa trên các công nghệ sản xuất tiên tiến. Đầu tiên, dây chuyền sản xuất sẽ làm ra hàng loạt khuôn tay cầm rỗng ruột. Sau đó, họ có thể để ruột rỗng như ban đầu hoặc bơm đầy tay cầm bằng các loại hợp chất đặc biệt.
Đặc biệt, các chất bổ sung sẽ được tập trung ở đầu tay cầm, ngay tại trung tâm phần mặt vợt. Điều này giúp người dùng dễ cảm nhận được vị trí tiếp xúc bóng tốt nhất, từ đó có thể gia tăng tốc độ đánh bóng nhanh hơn.
Mỗi đơn vị sản xuất cốt vợt bóng bàn đều có công nghệ riêng biệt của họ. GoodFit đã tổng hợp được thông tin về công nghệ sản xuất tay cầm của một số hãng nổi tiếng:
- Công nghệ Andro Super Core: sử dụng một loại bọt đặc biệt để làm lõi tay cầm. Loại bọt này giúp giảm bớt trọng lượng tay cầm và độ rung khi đánh bóng. Nhờ vậy, người chơi có thể kiểm soát bóng tốt hơn.
- Công nghệ Sunflex EVA-Inside-the-Handle: EVA là viết tắt của từ Ethylene-Vinyl Acetate copolymer. Đây là một loại đồng polymer thường được dùng để làm lõi với công dụng giảm rung xóc. Công nghệ Sunflex chèn lõi EVA vào tay cầm, giúp hấp thu các rung chấn khi đánh bóng, giảm trọng lượng và tăng khả năng kiểm soát vợt cũng như độ chính xác khi ra đòn.
- Công nghệ Joola Rag: tích hợp đồng bộ cốt vợt và tay cầm để mang lại cảm giác về độ chính xác tốt hơn. Họ sử dụng một loại keo kết dính đặc biệt để sản xuất bộ cốt vợt.
- Công nghệ Banda/Stiga WRB: để ruột tay cầm rỗng. Vì tay cầm rỗng nên trọng lượng cốt vợt rất nhẹ, giúp tăng nhanh tốc độ ra đòn. Cảm giác tiếp xúc bóng và lực đánh hoàn toàn tùy thuộc vào người chơi. Do đó, loại tay cầm được sản xuất theo công nghệ này phù hợp nhất với dân chơi bóng bàn chuyên nghiệp.
6. Tuổi thọ của cốt vợt bóng bàn
Sau một thời gian sử dụng, cốt vợt bóng bàn hấp thụ độ ẩm từ môi trường nên có khả năng bị biến đổi. Tuy nhiên, tốc độ cốt vợt bị hư hại diễn ra rất chậm, hầu như không nhiều người để ý vì sự thay đổi này không quá ảnh hưởng đến việc chơi bóng.
Chính vì vậy, mọi người thường không thay cốt vợt mà chỉ đổi lớp cao su dán ngoài mặt vợt. Điều quan trọng nhất là lựa chọn chính xác loại vợt có cốt chắc chắn ngay từ ban đầu. Chẳng hạn như Bộ 2 vợt bóng bàn GoodFit GF001TS làm từ gỗ dương gồm 7 lớp gỗ. Vợt bóng bàn GoodFit GF002TR thì được ép thêm 2 lớp carbon giúp tăng tốc độ đánh.
Như vậy, đối với cốt vợt, bạn cần quan tâm đến chất liệu sản xuất, số lượng lớp gỗ được ép vào nhau và công nghệ sản xuất tay cầm. Đây là những yếu tố quyết định tốc độ đánh bóng và khả năng kiểm soát bóng của vợt bóng bàn. Cốt vợt không cần thiết phải thường xuyên, vì vậy, GoodFit cung cấp đến bạn đọc các thông tin cơ bản về cốt vợt bóng bàn để bạn có thể dễ dàng chọn mua được loại vợt tốt nhất.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách vệ sinh và bảo quản cốt vợt để không phải bận tâm việc cốt vợt bị hư hỏng về lâu dài.
Goodfit.vn
Leave a comment