4 chấn thương bóng bàn thường gặp và cách phòng tránh

5
(1)

Nhiều người vẫn cho rằng bóng bàn không phải là một môn thể thao nguy hiểm. Không hẳn như vậy, bất kỳ môn thể thao nào cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ chấn thương, và bóng bàn không phải là ngoại lệ. Sự thật là nó ít nguy hiểm hơn những môn thể thao khác những bạn vẫn có thể gặp phải 4 chấn thương bóng bàn dưới đây. 

1. Căng cơ 

Một trong những chấn thương phổ biến nhất đó là bạn dễ bị căng hoặc kéo cơ khi chơi. Nguyên nhân gây nên hiện tượng căng cơ là do cơ thể chuyển động đột ngột theo nhiều hướng khác nhau. 

Ngoài ra, ở thời điểm mới bắt đầu chơi, bạn cũng dễ bị căng cơ do cơ bắp còn yếu. Cơ thể chưa bắt đầu làm quen với hoạt động thể chất mới này. 

4 chấn thương bóng bàn thường gặp và cách phòng tránh

Chấn thương căng cơ là chấn thương phổ biến nhất

Cách ngăn ngừa chấn thương:

  • Không nên chơi quá nhiều trong thời gian đầu: bởi cơ thể cần làm quen với những chuyển động khác nhau. Bạn có thể dễ bị chấn thương ở bất kỳ cơ quan nào như vai, cổ, lưng, cánh tay, bàn tay, gân kheo. 
  • Khởi động tối thiểu 10 phút trước khi thi đấu: để giúp loại bỏ sự căng cứng của cơ và giúp chúng thư giãn không bị căng trước khi chơi. Nó cũng sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, làm ấm để các cơ vận động được tốt hơn. 

Điều trị:

  • Luân phiên sử dụng chườm đá và chườm nóng 
  • Dùng thuốc chống viêm chẳng hạn như ibuprofen 
  • Nếu gặp tình trạng nguy hiểm hơn, bạn nên tới bác sĩ 

2. Chấn thương bắp chân 

Bạn có thể bị căng hoặc nặng hơn là rách cơ bắp chân khi chơi bóng bàn và những môn thể thao có nhịp độ nhanh khác. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do cơ bị mỏi. Bạn càng sử dụng nhiều cơ, bạn càng có nhiều khả năng bị căng cơ bắp chân. 

Cách ngăn ngừa chấn thương cơ bắp chân là nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu bạn cảm thấy bị căng cơ bắp chân khi chơi, hãy nghỉ 1-2 ngày kế tiếp. Để cơ bắp được nghỉ ngơi và thư giãn, bạn cũng ít gặp phải những chấn thương hơn. 

Điều trị loại chấn thương bóng bàn này cũng tương đối dễ dàng. Trừ khi bạn quá đau cần phải tới bác sĩ thì việc điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi. Nếu bạn bị đau nhiều và những cơn đau kéo dài vài ngày, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu. 

4 chấn thương bóng bàn thường gặp và cách phòng tránh

Đôi chân của người chơi bóng bàn luôn phải chuyển động liên tục

3. Chấn thương đầu gối 

Nhiều người vẫn chủ quan nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ bị chấn thương đầu gối khi chơi bóng bàn nhưng có lẽ họ đã nhầm. Trên thực tế nếu bạn phải di chuyển nhanh từ trái qua phải, bạn có thể dễ bị trẹo đầu gối, dẫn đến rách dây chằng và gân . Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể gây nên tình trạng gãy nhẹ đầu gối, mà cách chữa trị phổ biến nhất là phẫu thuật. 

Cách để ngăn ngừa chấn thương đầu gối là dùng dây hoặc băng quấn đầu gối khi chơi. Bạn có thể lựa chọn loại có Silicon chính giữa đầu gối để bảo vệ thêm cả phần xương bánh chè và giữ cho đầu gối luôn ở vị trí đúng. Giữ cho đầu gối luôn cứng, khỏe là cách tốt nhất để ngăn ngừa chấn thương khi chơi. 

Điều trị:

  • Ngưng chơi nếu đầu gối có hiện tượng đau 
  • Nếu bạn gặp phải chấn thương nghiêm trọng hơn cần tới bác sĩ, thậm chí có thể sẽ phải phẫu thuật 

4. Chấn thương vai 

Cánh tay là phần sử dụng liên tục khi chơi bóng bàn nên bạn có thể sẽ có khả năng cao bị chấn thương vai đầu tiên. Một số chấn thương vai mà người chơi thường gặp đó là đau cơ, trật khớp vai, rách gân, đứt dây chằng, trật khớp ổ chảo cánh tay. Nguyên nhân là do vai phải chuyển động liên tục trong khi chơi, và chuyển động này sẽ tạo ra chấn thương nếu bạn không cẩn thận.

Cách để ngăn ngừa chấn thương là không vận động quá sức các bó cơ. Bên cạnh đó, đảm bảo rằng bạn phải giữ tư thế và giữ thăng bằng đúng cách khi chơi. Giữ vai ở vị trí thích hợp để ngăn những chấn thương xảy ra. 

Điều trị: Nếu bạn bị đau cơ kéo dài sau 24h, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tới gặp bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình để điều trị loại chấn thương này. Nếu chấn thương không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng lạnh xem kẽ và để vùng bị thương được nghỉ ngơi. 

5. Một vài mẹo nhỏ để tránh chấn thương khi chơi bóng bàn 

4 chấn thương bóng bàn thường gặp và cách phòng tránh

Những vùng cơ thể dễ gặp chấn thương bóng bàn

  • Thảm khảo ý kiến của bác sĩ: có vô số lý do khiến bạn bị chấn thương nên nếu bạn đang lo lắng hãy tới gặp bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu. Họ có đủ năng lực để đoán bệnh và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp 
  • Thả lỏng cơ thể trước khi chơi: bắt đầu với cách cầm vợt, đừng nắm chặt tay cầm. Sau đó hãy thả lỏng khuỷu tay và vai, bạn sẽ thấy cổ tay, cánh tay, hông di chuyển dễ dàng với ít lực cản hơn 
  • Tìm kiếm một vị trí ra đòn tốt nhất mà ít có hại cho cơ thể: Bạn có thể thử với bàn chân rộng bằng vai, chân phải hơi lùi về phía sau (đối với người chơi thuận tay phải), nghiêng người về phía trước. Với cơ sở ổn định này, bạn có thể di chuyển sang trái và phải một cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ lật mắt cá chân hoặc vấp ngã.
  • Luôn khởi động trước khi thi đấu: khởi động lỹ sẽ làm tăng nhiệt độ cơ và độ đàn hồi của cơ, từ đó là tăng phạm vi chuyển động các khớp của bạn. 
  • Thực hiện những bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh thường xuyên (hàng ngày nếu có thể) 

Trên đây là 4 chấn thương bóng bàn thường gặp. Hi vọng những thông tin này hữu ích với bạn!

 

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment