7 sai lầm tai hại khi sử dụng áo chỉnh cột sống, chống gù lưng

5
(1)

Đai – áo chống gù, đai đeo giữ thẳng, dây đai chống gù, là tên gọi chung của một loại sản phẩm hỗ trợ chống gù. Những sản phẩm này chỉ có thể phát huy được công dụng điều chỉnh tư thế của mình khi được sử dụng đúng cách. Các sai lầm trong cách đeo áo chỉnh cột sống sẽ là rào cản lớn khiến áo không phát huy được tác dụng chống gù, giữ thẳng của mình.

1. Đeo áo chỉnh cột sống không phù hợp 

Một trong những sai lầm mà nhiều người hay mắc phải chính là đeo áo chống gù điều chỉnh cột sống không phù hợp với kích thước của cơ thể.

7 sai lầm tai hại khi sử dụng áo chỉnh cột sống, chống gù lưng

Đeo áo chống gù không phù hợp với kích thước cơ thể là lỗi nhiều người thường mắc phải

Vì vậy, khi đưa ra những tiêu chí của một chiếc áo chống gù chất lượng, tiêu chí kích thước và độ tuổi của người đeo đai thường được đưa lên đầu tiên.

Các thương hiệu đai chống gù chuyên biệt dành cho trẻ em hiện tại không có nhiều trên thị trường. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh thường cho trẻ em mặc những loại đai chống gù dành cho người lớn vì tin vào việc “có thể điều chỉnh kích thước cho phù hợp” của người bán.

Trên thực tế, đặc thù xương của trẻ nhỏ và người lớn rất khác nhau. Nhà sản xuất thường dựa vào đặc thù xương để phân chia thành áo chống gù trẻ em hoặc áo chống gù người lớn. Do đó, để việc sử dụng đạt hiệu quả tối ưu thì trẻ em nên dùng các loại đai trẻ em và người lớn nên dùng sản phẩm dành cho người lớn. Tất nhiên, loại trừ trường hợp vóc dáng, cân nặng của người lớn và trẻ em có sự tương đương.

Việc sử dụng không đúng loại đai, sử dụng đai quá chật hoặc quá lỏng đều không mang lại hiệu quả chống gù. Nếu đai quá chật sẽ gây bó chặt và tạo cảm giác khó chịu cho người dùng. Người sử dụng áo chỉnh cột sống có thể thấy khó chịu hoặc gặp các vấn đề về da khác nhau. Thậm chí, đai quá chật còn khiến cột sống phát triển theo một hướng bất lợi khác. 

Nhưng nếu đai quá rộng thì đai sẽ bị lỏng lẻo và không có tác dụng trong việc cố định, nắn chỉnh tư thế người dùng về đúng chuẩn. Như vậy, tiêu chí phù hợp về kích thước rất quan trọng trong quá trình sử dụng.

Ngoài ra, việc lựa chọn chất liệu đai đeo phù hợp cũng cần được chú ý. Nhiều người vì tham những dòng đai rẻ tiền mà mua nhầm phải áo chống gù có chất liệu không tốt, không thấm hút mồ hôi hoặc co giãn, đàn hồi. Mà đây lại là sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da. Nếu không thoáng khí, người dùng có thể ngay lập tức gặp các vấn đề về da như dị ứng, viêm da, lở loét vùng da đeo đai. 

Do vậy, để áo giữ thẳng cột sống phát huy tối đa được công dụng, cần lựa chọn đúng về kích cỡ, chất liệu đai.

2. Đeo mọi lúc mọi nơi và sử dụng áo chỉnh cột sống trong tất cả hoạt động thường ngày

Một số người vì nóng lòng muốn khắc phục dáng đi đứng, điều chỉnh cột sống mà sử dụng đai mọi lúc, mọi nơi và đeo áo 24/24, thậm chí đeo cả trong lúc ngủ. Đây là cách sử dụng đai hết sức sai lầm.

Thời gian đeo đai được khuyến nghị là mỗi ngày 2- 4 tiếng. Chỉ đeo đai khi ngồi làm việc, học tập đọc sách báo…Không sử dụng đai khi ngủ. Vì lúc ngủ là thời gian cơ thể, xương khớp cần được thư giãn, nghỉ ngơi. Việc đeo đai có thể gây ra tình trạng khó chịu dẫn đến việc ngủ không sâu giấc và mệt mỏi vào lúc thức dậy.

Áo chỉnh cột sống dành cho phần thân trên rất gọn nhẹ và được nhà sản xuất giới thiệu là có thể đeo khi tham gia các hoạt động thể thao. Nhưng trên thực tế, hoạt động thể thao cần đến sự cơ động, linh hoạt của nhiều bộ phận. Nếu đeo đai chống gù trong khi chơi thể thao vì việc vận động sẽ trở nên khó khăn hơn do tác dụng cố định của đai. 

Vì vậy, bạn chỉ nên đeo đai tầm 2 -4 tiếng, không nên đeo cả ngày, đeo theo kiểu “lạm dụng” để tránh việc ảnh hưởng không tốt cấu trúc xương và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

>> Gợi ý: 5 loại áo chống gù lưng nào tốt và phổ biến trên thị trường?

3. Quá kỳ vọng vào tác dụng của áo

7 sai lầm tai hại khi sử dụng áo chỉnh cột sống, chống gù lưng

Không nên thần thánh hóa tác dụng của áo

Có rất nhiều người mua áo chỉnh cột sống vì tin rằng chỉ cần đeo áo là sẽ hết gù ngay lập tức. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy.  Áo chống gù không phải là “thuốc”, uống vào sẽ ngay lập tức hết bệnh. Đây chỉ là “dụng cụ hỗ trợ” giúp điều chỉnh tư thế, giữ thẳng lưng cho người đeo.

Thậm chí, ở giai đoạn đầu khi đeo đai, lưng và cột sống của bạn lập tức được điều chỉnh thẳng lại trong quá trình đeo. Nhưng khi tháo ra thì vóc dáng của bạn sẽ trở lại nguyên tình trạng cong vẹo như lúc đầu. Vì vậy, không phải cứ đeo ngày 1, ngày 2 là có kết quả ngay. Chúng ta sẽ cần rất nhiều thời gian (thậm chí tới vài tháng) để có thể điều chỉnh được vóc dáng cơ học, tự nhiên của mình. 

Sử dụng áo chống gù điều chỉnh cột sống cũng được coi như là một phương pháp trong vật lý trị liệu của ngành y. Có nghĩa là rất cần đến sự nỗ lực, kiên trì của người người đeo mới mong đạt được hiệu quả trong việc trị gù.   

4. Đeo theo cảm hứng

Áo chỉnh cột sống cũng giống như các bài tập vật lý trị liệu. Vì vậy, việc đeo nẹp cần được duy trì thường xuyên, hàng ngày trong khoảng thời gian dài. Nếu bạn cứ đeo theo cảm hứng, thích thì đeo hoặc cảm thấy hơi khó chịu lại cởi ra thì đừng quá mong chờ việc đai mang lại tác dụng nhé. 

Tuy việc đeo đai có hơi khó chịu trong thời gian đầu, nhưng bạn cũng đừng vội cởi bỏ đai ngay lập tức. Khi mới sử dụng bất kì sản phẩm nào, việc có cảm giác vướng víu, khó chịu khi sử dụng là không thể tránh khỏi. Vì vậy, nếu cảm thấy không thoải mái khi đeo, hãy tháo đai ra khoảng 5 phút. Sau đó, lại đeo vào. Làm như vậy, sau vài ngày cơ thể sẽ quen dần với việc đeo đai và bạn có thể đeo thường xuyên mà không thấy khó chịu nữa.

>> Tham khảo: Top 3 địa chỉ bán đai chống gù uy tín và chất lượng

5. Không vệ sinh vùng da đeo đai

7 sai lầm tai hại khi sử dụng áo chỉnh cột sống, chống gù lưng

Vùng da đeo đai quá ẩm ướt là nguyên nhân gây nên kích ứng và viêm da

Đa phần các loại đai, áo chỉnh cột sống đều có xu hướng tiếp xúc với da người dùng và bó chặt vào vùng da đeo đai để tăng tác dụng điều chỉnh, cố định. 

Nhưng đây cũng là điều kiện khá thuận lợi để cho các chất bẩn tích tụ trên da như mồ hôi, da chết, vi khuẩn bám vào đai. Ngoài việc không hợp với chất liệu đai đeo thì đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kích ứng, mẩn ngứa và viêm da khi sử dụng đai.

Do đó, ngoài việc vệ sinh đai theo định kỳ thì vấn đề vệ sinh vùng da đeo trước khi sử dụng đai chống gù cũng rất quan trọng. Bạn có thể chăm sóc vùng da đeo đai bằng cách tẩy da chết với các sản phẩm từ thiên nhiên và tắm rửa, vệ sinh hàng ngày.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề như mẩn ngứa, lở loét khi đeo đai thì hãy xem mình đã vệ sinh vùng da đeo đai đúng cách hay chưa nhé.

6. Chăm sóc quá kỹ vùng da đeo đai

7 sai lầm tai hại khi sử dụng áo chỉnh cột sống, chống gù lưng

Chăm sóc quá kĩ vùng da đeo đai cũng là sai lầm thường gặp khi sử dụng đai đeo chống gù

Trái với việc không vệ sinh da  là việc chăm sóc quá kỹ vùng da đeo. Không chỉ khi sử dụng áo chống gù điều chỉnh cột sống mà đối với tất cả các dụng cụ hỗ trợ khác, việc chăm sóc quá kỹ vùng da đeo cũng mang lại tác dụng ngược.

Nhất là khi bạn lại có thói quen bôi các loại kem dưỡng ẩm làm mềm da khiến da trở nên nhạy cảm, kích ứng và lở loét khi sử dụng đai. 

Một trong những cách vệ sinh da tốt nhất là luôn giữ sạch sẽ, khô thoáng những vùng da thường xuyên tiếp xúc với đai. Nếu da ẩm ướt do ra quá nhiều mồ hôi trong quá trình đeo đai, bạn có thể chọn cách bôi phấn rôm hoặc sử dụng các loại mặt nạ đất sét để giữ cho vùng da luôn khô ráo.

7. Không chú ý điều chỉnh tư thế đúng trong quá trình đeo đai

7 sai lầm tai hại khi sử dụng áo chỉnh cột sống, chống gù lưng

Ngồi sai tư thế ngay cả khi đeo đai cũng là một trong những sai lầm phổ biến

Bạn luôn có ý thức đeo đai chống gù khi làm việc, học tập nhưng lại không chịu ngồi, đi đứng đúng tư thế. Rất nhiều người mắc phải sai lầm này. Bởi trong suy nghĩ của họ, chỉ cần đeo đai chống gù là được. Còn việc đứng ngồi ra sao cũng không quan trọng vì đã có đai hỗ trợ rồi.

Nhưng đây lại là sai lầm nghiêm trọng trong cách sử dụng áo chỉnh cột sống.  Chính điều này là nguyên nhân chính làm hạn chế tác dụng chống gù của áo mà còn khiến các tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống, giảm sút về thị lực ngày một nặng hơn.

Vì vậy, muốn việc đeo đai có kết quả tốt, hãy chú ý điều chỉnh tư thế đứng ngồi, nằm của chính bản thân mình chứ đừng phụ thuộc hoàn toàn vào đai. 

>> Xem thêm: Nên chọn loại đai chống gù lưng nào dễ dùng, thoải mái nhất?

Áo chỉnh cột sống chỉ phát huy được hiệu quả trị liệu khi được sử dụng đúng cách, hợp lý. Vì vậy, hãy tránh những sai lầm trên đây để có thể điều chỉnh vóc dáng một cách tốt nhất trong quá trình sử dụng đai nhé. 

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment