Bạn đã biết cách đeo đai chống gù lưng hay chưa?

5
(1)

Chúng ta vẫn thường nghe nói đến việc đeo đai chống gù lưng sai cách sẽ dẫn đến tình trạng gù lưng ngày càng nặng hơn. Với những dòng đai khác nhau thì cách đeo đai cũng khác nhau. Vậy bạn đã biết cách đeo đai chống gù đúng chuẩn hay chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Có nên đeo đai chống gù lưng hay không?

Hiện nay, tình trạng gù lưng và cong vẹo cột sống đang ngày một trở nên phổ biến trong xã hội. Trong 3 loại gù cơ bản như gù cột sống bẩm sinh, gù cột sống tư thế, gù cột sống của Scheuermann thì gù cột sống tư thế là loại gù khá phổ biến trong độ tuổi đang phát triển và vị thành niên.

Cơ thể của người bình thường có phần lưng trên hoặc phần ngực của cột sống có một đường cong sinh lý. Cột sống cong tự nhiên ở cổ, lưng trên và lưng dưới để giúp giảm chấn động và hỗ trợ cơ thể nâng đỡ trọng lượng của đầu.

Khi chúng ta ngồi sai tư thế trong một thời gian dài, phần cột sống cong này tạo thành vòm lớn hơn bình thường chứ không còn là đường cong sinh lý của cơ thể nữa. Nhiều người còn có thể xuất hiện một khối giống u bướu ở trên lưng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi nhìn từ bên cạnh, lưng trên sẽ có dạng tròn hoặc nhô ra một  cách đáng kể.

Bạn đã biết cách đeo đai chống gù lưng hay chưa ?

Cột sống thường có đường cong lớn hơn khi chúng ta ngồi sai tư thế trong một thời gian dài

Những người mắc chứng gù lưng có dáng chùng xuống và vai tròn. Gù lưng có thể gây áp lực lên cột sống và đau cột sống. Nó còn có thể dẫn đến các tình trạng khác nhau về sức khỏe. 

Nếu bạn bị gù tư thế cũng đồng nghĩa với việc bạn đã quen ngồi cong lưng, sai tư thế trong một thời gian dài. Đường cong gây ra bởi chứng gù cột sống tư thế thường tròn. Người mắc tật thường khắc phục được tình trạng này khi đứng thẳng. Nhưng điều chỉnh tư thế sẽ là một việc làm rất khó vì nó đã thành “thói quen” ăn sâu vào tiềm thức.

Lúc này, một chiếc đai chống gù là công cụ hỗ trợ khá tốt giúp bạn tìm lại tư thế thẳng đúng chuẩn của mình. Đeo đai chống gù sẽ giúp cố định vai thẳng, ngực ưỡn về phía trước và đầu ngẩng cao theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Từ đó, tạo ra dáng đứng, ngồi, nằm, đi đúng chuẩn. Người đeo đai sẽ không thể khom lưng, thõng vai hoặc đứng ở tư thế người hướng nhiều về phía trước được. 

Bạn đã biết cách đeo đai chống gù lưng hay chưa?

Đai chống gù hỗ trợ tốt cho việc điều chỉnh vóc dáng

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc có nên dùng đai chống gù hay không thì câu trả lời chắc chắn là “Có”. Những trường hợp gù do tư thế không phải gù nặng, gù bẩm sinh thì việc đeo đai chống gù là việc nên làm.  

>> Xem thêm: 5 loại áo chống gù lưng nào tốt và phổ biến trên thị trường?

2. Hướng dẫn cách đeo đai chống gù lưng

Thiết kế đai chống gù trên thị trường hiện nay gồm 2 loại chính là đeo đai dùng cho phần thân trên và đai đeo chống gù toàn thân. 

2.1. Cách đeo đai chống gù thân trên

Các loại đai chống gù cho phần thân trên thường được thiết kế theo hình chữ Y hoặc số 8 nên có cách đeo rất đơn giản. 

Bạn đã biết cách đeo đai chống gù lưng hay chưa ?

Đai chống gù phần thân trên thường có thiết kế đơn giản

  • Bước 1: Chuẩn bị sẵn cho mình 1 chiếc đai. Luồn các dây đai tách rời vào các nút khóa cố định để tạo thành đai hoàn chỉnh. Kiểm tra lại các vị trí cần đeo. 
  • Bước 2: Khoác đai lên vai như khi mặc áo hoặc đeo balo. 
  • Bước 3: Kéo phần dây đai tùy chỉnh để điều chỉnh kích thước phù hợp sao cho không chặt quá hoặc lỏng quá. Nhưng vẫn cần đảm bảo tính cố định giữ thẳng vai gáy mà không gây khó thở.
  • Bước 4: Dán phần dây đai điều chỉnh vào miếng dán để cố định chắc chắn và giữ thẳng vùng vai, lưng, cổ khi đeo đai.

Lưu ý:

Sau khi sử dụng tránh tháo rời tất cả các dây đeo để không phải mất công luồn lại dây.

Khi đã có một form đeo đai phù hợp với cơ thể, bạn chỉ nên tháo đai ra khỏi cơ thể như cởi áo để tránh phải điều chỉnh lại lần sau. 

>> Xem thêm: 9 sai lầm khi sử dụng đai, áo chống gù lưng

2.2. Đeo đai chống gù toàn thân

Bạn đã biết cách đeo đai chống gù lưng hay chưa ?

Đai chống gù toàn thân có kết cấu ôm trọn phần vai và eo của người dùng

Đai chống gù toàn thân thường có thiết kế phức tạp hơn vì yêu cầu cố định cả phần thân trên và thân dưới. 

  • Bước 1: Chuẩn bị dây đai sẵn sàng để đeo. Cần đảm bảo vùng da đai đeo được khô ráo, sạch sẽ. Chú ý nên điều chỉnh miếng dán đai lưng sao cho phù hợp và đủ rộng.
  • Bước 2: Đeo từ sau ra trước. Vòng hai tay qua dây đai giống như khi mặc áo vest. 
  • Bước 3: Quấn phần dây đai bản to vào vùng eo sao cho vừa kích cỡ bụng và không bị quá bó sát. Sau đó, cố định khóa dán.
  • Bước 4: Kéo hai dây đeo vai sao cho thật vừa vặn và dán cố định chúng trên dải băng rộng trước bụng sao cho thật vừa vặn.

Lúc này, bạn đã hoàn thành các bước đeo đai lưng chống gù toàn thân rồi đấy. Sau khi đeo, nhất là với những loại đai cố định toàn thân, hãy thử vận động để kiểm tra xem đai đã vừa vặn hay chưa. 

Nếu thấy khó cử động hoặc cảm giác khó thở, bạn hãy nới lỏng bớt các dây đai cố định kích thước xem có cải thiện được tình trạng trên hay không. Vì nếu thấy khó khăn trong việc vận động, đi, đứng, thở thì có thể là bạn đang thít đai quá chặt rồi đấy.

3. Những lưu ý khi đeo đai chống gù

  • Đai chống gù khi được đeo đúng cách sẽ giúp cho lưng và vai từ từ điều chỉnh và xây dựng trí nhớ về tư thế đúng cho cơ bắp. Từ đó có tác dụng điều chỉnh vóc dáng một cách tự nhiên mà không gượng ép.
  • Tránh việc siết quá chặt và quá căng nẹp. Vì có thể gây khó chịu cho người dùng. Thậm chí, nếu duy trì trong một thời gian dài sẽ gây ra những hệ lụy về sức khỏe cho người sử dụng.
Bạn đã biết cách đeo đai chống gù lưng hay chưa?

Cần tránh việc siết đai quá chặt sẽ gây ra khó chịu cho người dùng

  • Ngoài cách đeo thì bạn cũng nên chú ý đến thời gian đeo đai. Mỗi ngày chỉ nên đeo đai từ 2 -4 tiếng. Vì đai chỉ là một dụng cụ hỗ trợ tư thế đúng. Nó chỉ nên được sử dụng như một dụng cụ luyện tập để giúp rèn luyện tư thế trở lại bình thường. Dùng quá lâu sẽ khiến cơ thể bị phụ thuộc hoàn toàn vào đai. Bản thân người đeo sẽ không tự ý thức được việc điều chỉnh tư thế đúng của mình. Khi tháo đai ra thì họ sẽ trở lại tư thế sai như lúc đầu.
  • Đai không phải là thuốc để trị bệnh dứt điểm. Việc đeo đai không phải trong 1 vài ngày là có tác dụng ngay. Người đeo cần kiên trì nhẫn nại khi sử dụng đai. Tránh tình trạng “giục tốc bất đạt”, đeo đai liên tục trong một thời gian, sau khi thấy không hiệu quả đã vội vàng không đeo nữa. 
  • Trong quá trình đeo đai chống gù, để khắc phục tình trạng gù lưng, cong lưng nhanh chóng, cần kết hợp việc đeo đai với luyện tập các bài tập, tư thế yoga tốt cho cột sống và cải thiện vùng lưng. Đồng thời, có ý thức về việc đi đứng, ngồi, nằm khoa học, đúng tư thế để vóc dáng của mình được thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Bạn đã biết cách đeo đai chống gù lưng hay chưa?

Kết hợp việc đeo đai với các bài tập sẽ mang lại hiệu quả nắn chỉnh tư thế tốt hơn

>> Gợi ý: Áo chống gù là gì và có công dụng như thế nào?

4. Kết luận:

Việc đeo đai chống gù có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cách đeo đai, tư thế đeo. Chỉ khi đeo đúng cách bạn mới có thể cải thiện tư thế của mình và có vóc dáng thẳng đúng chuẩn như mong muốn.

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment