Hướng dẫn sử dụng băng dán cơ giảm sưng, bầm tím hiệu quả

0
(0)

Chấn thương khi tham gia các hoạt động thể thao là điều không thể tránh khỏi. Từ tập gym, bóng chuyền, bóng rổ, đá bóng cho tới điền kinh,.. đều có thể bắt gặp các tình trạng chấn thương bàn chân, cổ chân, cánh tay hay đầu gối. Để giảm bầm tím, sưng tấy hoặc lưu thông dịch bạch huyết, băng dán cơ KT Tape trở thành phụ kiện được nhiều người ưa chuộng. Vậy băng dán cơ hoạt động như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn cách sử dụng băng dán cơ trong điều trị chấn thương nhé.

1. Cơ chế hoạt động của băng dán cơ KT tape

Băng dán cơ KT Tape

Cơ chế hoạt động của băng dán cơ KT Tape

Băng dán cơ KT Tape thực chất là một loại băng Kinesio, được phát minh lần đầu tiên vào năm 1979 bởi tiến sĩ Kenzo Kase (tại Nhật Bản), đây là một phương pháp điều trị chấn thương mới mà ông gọi là “phương pháp Kinesio Taping”.

Hiện nay, KT Tape là dòng băng thể thao được các nhà trị liệu vật lý, huấn luyện viên thể thao, bác sĩ cùng các chuyên gia xương khớp tin dùng. Thiết kế thông minh, hỗ trợ giảm đau cho vùng cơ, gân và hệ thống dây chằng. Đặc biệt là khả năng giảm vết sưng, bầm tím nhanh chóng đến bất ngờ nữa nhé.

Vậy cơ chế hoạt động của KT Tape như thế nào?

Băng dán cơ KT Tape

Băng dán cơ KT Tape

Khi một vùng trên cơ thể bị thương do va đập khi tham gia quá trình vận động với cường độ quá mức, dịch bạch huyết sẽ tích tụ gây viêm và sưng tấy. Sự tích tụ dịch bạch huyết này có thể gây tăng áp lực lên cơ và mô, gây khó chịu, đau đớn cho nạn nhân. 

Chúng ta biết rằng, hệ bạch huyết mang dịch bạch huyết, một loại chất lỏng màu sẫm được tạo ra từ huyết tương, tế bào lympho, protein, các tế bào bạch cầu cùng chất thải tế bảo. Trong hệ thống tuần hoàn, dịch bạch huyết là thành phần đóng vai trò quan trọng, là bộ phận đảm nhận vai trò thu thập các chất lỏng bị đào thải khỏi hệ tuần hoàn. 

Khi màu được bơm ra từ tim, có áp suất là 120 mmHg, huyết áp tâm thu. Điều này giúp lưu lượng máu có thể tiếp tục được vận chuyển đi đến các hệ cơ quan khác và đến mao mạch. Lượng chất lỏng cũ bị đào thải ra khỏi hệ mao mạch ra không gian ngoại bào. Lúc này đây, nó sẽ không được hệ tuần hoàn tái hấp thu mà được hấp thụ bởi hệ thống bạch huyết. 

Để đạt được sự hấp thụ liên tục của bạch huyết đối với các loại chất lỏng vùng ngoại bào, cần phải có sự vận động liên tục của các mô cơ. Để đạt được điều này, cần có sự tác động mạnh cũng như quá trình biến đổi, vận động từ các nhân tố bên ngoài. Bao gồm, xung áp lực động mạch, co thắt cơ trơn và động lực, co cơ xương, căng da, áp lực bên ngoài,.. 

Băng dán cơ KT Tape

Sử dụng băng dán cơ đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất

KT Tape chính là phụ kiện hỗ trợ nâng, tăng cường độ căng da, giải nén các lớp màng. Khi thực hiện đúng kỹ thuật, băng dán cơ KT Tape sẽ hỗ trợ phóng đại sự chuyển động của các sợi PECAM-1 dưới da, tăng cường sự vận chuyển các tế bào bạch cầu đi khắp cơ thể của hệ bạch huyết, giúp loại bỏ chất thải, mảnh vụn tế bào và vi khuẩn,.. 

Đối với các trường hợp chấn thương, bầm tím da, tức là các mao mạch bị phá vỡ, rò rỉ máu ra ngoài không gian ngoại bào. Phần tĩnh mạch của hệ tuần hoàn không có khả năng hấp thụ máu ở vùng ngoại bào, mà cần có sự tham gia của hệ bạch huyết. 

Sự chuyển động của khuỷu tay, căng chùng da trên vùng bị tổn thương giúp chuyển động mô được tăng cường, khuếch đại hiệu ứng của chuyển động. Làm tăng khả năng hấp thụ chất lỏng ngoại bào của dịch bạch huyết. Khi các tế bào máu hoặc các nhân tố “ngoại lai” được hấp thụ, vết bầm tím, sưng tấy trên da sẽ nhạt dần đi, từ màu tím đậm dần chuyển vàng, nhạt hơn.

Sự tham gia của KT Tape còn giúp lưu lượng máu được cải thiện, tăng cường cung cấp oxy và các dưỡng chất tới những vùng cơ bị đau, đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Như vậy, với các tính năng tuyệt vời của mình, băng dán cơ KT Tape là dòng sản phẩm kỹ thuật hỗ trợ giảm sưng khớp tuyệt vời cho các tổn thương.

2. Hướng dẫn sử dụng băng dán cơ KT tape

Để đạt được hiệu quả khi sử dụng băng dán cơ KT Tape, bạn cần hiểu rõ kỹ thuật băng dán cũng như các động tác massage nhằm phát huy tốt những tính năng bên trong của nó. Nhà trị liệu vật lý Christopher Harper đã chia sẻ cách sử dụng băng dán cơ KT Tape như sau:

2.1. Quy trình các thao tác sử dụng băng dán cơ KT Tape.

bang dan co KT Tape 1

Cách sử dụng băng dán cơ KT Tape

Bước 1: 

Trước khi bắt đầu dán băng, hãy tỉa hoặc cạo đi lượng lông dư thừa ở vùng cần bôi. Làm sạch, kháng khuẩn với cồn tẩy để da khô, an toàn hơn khi dán băng. Chú ý vị trí cắt băng KT Tape, đảm bảo các góc tròn, bởi điều này giúp băng chặt, hạn chế trường hợp dính băng vào quần áo.

Bước 2:

Khi đã chuẩn bị băng dán cơ KT Tape, hãy bắt đầu bằng cách lấy giấy bồi ra khỏi phần dính. Không chạm vào phần kết dính của băng, thay vào đó hãy giữ ngón tay của bạn trên giấy bồi.

Bước 3: 

Áp dải băng đầu tiên lên vùng cơ cần thiết, không cho phép có bất kỳ vết giãn nào trên hai nút cuối cùng ở cả hai đầu. Ngăn chặn hiện tượng băng dán cơ KT Tape bị bong ra.

Bước 4: 

Dùng ngón tay trỏ tạo áp lực đều khắp dải băng KT Tape, miết nhẹ nhàng, đều tay để đảm bảo độ co giãn tốt của băng.

Bước 5: 

Kéo dải băng đến độ dài mong muốn, sau đó thả lỏng khoảng 20% ​​độ căng trước khi dán. Tuỳ theo kích thước của vị trí cơ, vết thương của bạn để lựa chọn độ giãn cho phù hợp.

Bước 6:

Để có độ kết dính vững chắc, Chà xát mạnh hoặc miết dải băng dán cơ KT Tape vừa hoàn thành trong khoảng 30 – 60s để làm nóng hoặc sử dụng máy sấy tóc để tạo thêm nhiệt. Nhằm mục đích kích hoạt keo, tạo độ kết dính vững chắc hơn, tăng thời gian sử dụng lâu hơn.

2.2. Một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng băng dán cơ KT Tape.

Băng dán cơ KT Tape

Một số lưu ý khi sử dụng băng dán cơ KT Tape

  • Cắt băng dán cơ KT Tape thành các dải mỏng để trải một dải duy nhất trên vị trí cần thiết.
  • Đặt vùng cần dán băng ở vị trí thăng bằng, sao cho vùng da ấy căng mức độ nhiều nhất có thể mà bạn vẫn thoải mái. 
  • Cố định băng dán cơ KT Tape ở giữa vị trí cơ tổn thương nếu có thể bởi điều này giúp tiếp xúc với mô hình cấu trúc hệ mạch thần kinh đúng hơn.
  • Nhiều dải băng có thể được sử dụng kết hợp với nhau trong 1 chấn thương, tạo nên thiết kế dạng lưới dọc theo vị trí cơ tổn thương, tăng hiệu quả phục hồi nhanh chóng hơn.
  • Tránh băng lên các vết mổ, vết thương đang lành nhằm tránh gây ảnh hưởng tới các tế bào mới phát triển. 
  • Hãy gỡ băng ngay nếu bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, đau sâu, tê tại vị trí băng.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, các chuyên trị liệu nếu bạn có tiền sử bệnh như ung thư, nhiễm trùng, suy tim, suy thận, bỏng bức xạ,..

3. Những ai nên sử dụng băng dán cơ KT Tape?

Băng dán cơ KT Tape

Những ai nên sử dụng băng dán cơ KT Tape

Băng dán cơ KT Tape thường được thiết kế rất tối giản, gọn nhẹ bạn hoàn toàn có thể sử dụng ở bất kỳ trường hợp nào. Dù đang tập luyện chạy bộ, bóng đá, bóng chuyền,.. nếu gặp các trường hợp đau đớn cơ, mỏi cơ, chấn thương bạn nên sử dụng băng dán. KT Tape giúp giảm đau và hỗ trợ bạn tập luyện hiệu quả, hiệu suất tốt hơn.

Như vậy, băng dán cơ KT Tape là giải pháp hỗ trợ cơ hiệu quả, giúp cải thiện chức năng cơ, giảm đau đớn, mệt mỏi, đồng thời lưu thông dịch bạch huyết, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Hãy sử dụng băng đúng cách để mang đến hiệu quả tốt nhất nhé.

=> Một số chấn thương khi chơi bóng chuyền mà bạn có thể sử dụng băng dán cơ KT Tape nhé.

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment