Các chấn thương khi chơi bóng chuyền thường gặp và cách điều trị

4
(7)

Bóng chuyền – môn thể thao thu hút đông đảo giới trẻ tham gia. Không chỉ rèn luyện sức bền, khả năng nhanh nhạy. Môn thể thao thú vị này còn là giải pháp tăng chiều cao tuyệt vời. Tuy nhiên, khi chơi thể thao, chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những tổn thương trên cơ thể. Bóng chuyền cũng vậy. Khám phá các chấn thương khi chơi bóng chuyền thường gặp và cách điều trị, phục hồi trong bài viết dưới đây nhé.

1. Các chấn thương trong bóng chuyền thường gặp phải

1.1. Các chấn thương tay thường gặp khi chơi bóng chuyền

Chấn thương khi chơi bóng chuyền
Chấn thương tay thường gặp khi chơi bóng chuyền gây ra nhiều trở ngại cho bạn lúc tập luyện

Khác với bóng đá khi toàn trận đấu đôi chân giữ vai trò chủ đạo. Với bóng chuyền, đôi tay được xem là vũ khí đối diện trực tiếp với đối thủ và quyết định chiến thắng. Sự vận động linh hoạt, liên tục với cường độ cao dẫn tới không ít chấn thương tay có thể gặp phải. Chấn thương tay thường gặp khi chơi bóng chuyền thường là:

  • Bong cổ tay
  • Trật khớp cổ tay
  • Đứt dây chằng khuỷu tay
  • Gãy ngón tay…

Đặc biệt, các vận động viên sẽ thường hay mắc phải chấn thương ngón tay khi chơi bóng chuyền. Bởi nếu bàn tay của bạn yếu, không thể chịu được lực tác động mạnh truyền tới. Khi dùng tay đỡ, ngón tay có thể bị tổn thương. 

Không chỉ ngón tay, cổ tay và bắp tay của tuyển thủ cũng dễ bị tổn thương nếu không cẩn thận được bảo vệ. Chấn thương tay khi chơi bóng chuyền thường dẫn tới những cơn đau nhói liên tục nếu bàn tay của bạn vẫn di chuyển và hoạt động. Theo thời gian, nếu không phát hiện và điều trị có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn. Cổ tay, ngón tay sưng vù lên, bầm tím và có thể mất đi khả năng vận động. Vận động viên bóng chuyền phải dừng lại cuộc chơi của mình khi đôi bàn tay không có khả năng hoạt động. 

Chấn thương khi chơi bóng chuyền
Làm thế nào để điều trị chấn thương khi chơi bóng chuyền?

Biện pháp điều trị:

Đây là những chấn thương khi chơi bóng chuyền nặng nhất. Làm thế nào để sơ cứu an toàn nếu gặp các chấn thương tay khi chơi bóng chuyền?

Chấn thương tay khi chơi bóng chuyền đòi hỏi bạn cần có một người hỗ trợ sơ cứu. 

  • Trước hết, hãy chườm lạnh vào vị trí chấn thương gây đau. 
  • Sử dụng băng dán vào khu vực bị chấn thương để gân khớp được phục hồi.
  • Theo dõi tình trạng chấn thương, nếu nặng hãy đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

2.2. Các chấn thương vai khi chơi bóng chuyền

Chấn thương khi chơi bóng chuyền
Tập luyện không đúng kỹ thuật khiến các vận động viên bị chấn thương ở vai.

Khi chơi bóng chuyền, có không ít lần bạn phải đỡ bóng bằng vai, bằng đầu. Điều này dẫn tới những tổn thương nếu lực tác động quá mạnh. Bên cạnh đó, việc tập luyện không đúng kỹ thuật hoặc khởi động không đúng kỹ thuật cũng khiến các vận động viên bị chấn thương ở vai. 

Những cú va chạm nặng dẫn tới những đau đớn, khó chịu ở vùng khớp vai. Vai sưng tấy lên và có thể bị bong gân nếu chẳng may sự cọ sát quá nặng. 

Các chấn thương khi chơi bóng chuyền thương gặp là:

  • Bong gân khớp cổ vai
  • Trật khớp vai
  • Đứt dây chằng cổ vai

Với những chấn thương khi chơi bóng chuyền nhẹ, bạn có thể sơ cứu để phục hồi. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng không khả quan, hãy đưa nạn nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. 

Biện pháp điều trị:

Bạn có thể sơ cứu khi bị chấn thương vai bằng cách chườm đá lạnh trong khoảng 15 phút. Rồi khởi động cánh tay, tập các bài kéo dãn vai trong quá trình hồi phục. Đặc biệt, khi đang tập luyện nếu thấy vai đau và kêu “tách, tách”. Thì bạn cần dừng tập lại để kiểm tra cơ thể của mình. 

2.3. Các chấn thương chân khi chơi bóng chuyền

Chấn thương khi chơi bóng chuyền
Nặng nhất trong các chấn thương khi chơi bóng chuyền là đứt dây chằng và gãy xương

Đôi chân thoăn thoắt, nâng từng bước chân di chuyển để có thể đón được bóng. Khác với bóng đá, trong bóng chuyền đôi chân thường ít chấn thương hơn so với tay, vai. Khi bạn nâng bước chân quá mạnh, quá đà. Hoặc hoạt động liên tục không có thời gian nghỉ. Đôi chân của bạn có thể bị tổn thương. Tùy vào từng trường hợp để xác định mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Một số chấn thương chân thường gặp khi chơi bóng chuyền là: 

  • Đứt dây chằng kết nối giữa xương bánh chè với xương chày. Cảm giác đau đớn, sưng tấy khớp gối. Nó có thể phát ra những tiếng kêu lạ khi bạn co duỗi khớp gối. 
  • Bong gân: Mắt cá chân ở vùng cổ chân có thể bị bong gân trong quá trình di chuyển. Sự má sát, vấp ngã giữa sân thi đấu có thể dẫn tới chấn thương bóng chuyền này.
  • Rách bàn chân. Chấn thương khi chơi bóng chuyền này có thể gây đau, rát khó chịu cho bạn.
Chấn thương khi chơi bóng chuyền
Kiểm tra và điều trị cẩn thận các chấn thương khi chơi bóng chuyền

Biện pháp điều trị:

  • Với những chấn thương nhẹ, bạn có thể tiến hành sơ cứu và phục hồi ngay sau đó. Bằng biện pháp chườm lạnh lên vết thương để giảm sưng, giảm đau.
  • Với những tình huống nặng, cần liên hệ với y tế, mang nạn nhân tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Đó là các chấn thương thường gặp trong bóng chuyền. Bạn cần xác định được loại chấn thương mà mình gặp phải để tiến hành điều trị tốt nhất. 

2. Biện pháp ngăn ngừa các chấn thương khi chơi bóng chuyền?

Chấn thương khi chơi bóng chuyền
Cần khởi động kỹ trước khi bước vào trận đấu để ngăn ngừa các chấn thương khi chơi bóng chuyền

Để ngăn ngừa những chấn thương khi chơi bóng chuyền, bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau:

  • Cần khởi động cơ thể, cổ tay, chân, khớp vai trước khi bắt đầu tập luyện hoặc thi đấu. Bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, nhanh chóng. Cân bằng và điều hòa sức mạnh của mình.
  • Sử dụng các phụ kiện bảo hộ bóng chuyền cần thiết như đai bảo vệ cổ chân, cổ tay; giày, vớ cổ chân hay trang phục. Lựa chọn sản phẩm phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không tiếp đất bằng đầu gối thẳng. Bạn có thể hạ cánh nhẹ nhàng bằng cách uống cong đầu gối và mắt cá chân. Sao cho hông, đầu gối cong và ngón chân của bạn thẳng. Tuyệt đối hạn chế việc xoay các khớp gối để giảm thiểu chấn thương xuống mức thấp nhất.  
  • Đừng quên giãn cơ sau mỗi quá trình tập luyện. Thao tác này giúp cơ mềm và được thư giãn hơn khi còn ấm. Giảm đau nếu đầu gối bị chấn thương khi chơi bóng chuyền . Đặc biệt, ngăn ngừa hoặc hạn chế các hiện tượng căng cơ khi tập.
  • Cuối cùng, hãy hiểu rõ môn bóng chuyền. Tập luyện thường xuyên để đôi chân và cánh tay của bạn làm quen với cường độ. Từ đó, không chỉ mang đến hiệu quả tốt nhất khi thi đấu mà còn giảm thiểu các chấn thương trong bóng chuyền thường gặp.

Như vậy, chấn thương khi chơi bóng chuyền là điều thường gặp. Để bảo vệ bạn an toàn hơn khi thi đấu, hãy tìm hiểu rõ các chấn thương, phương pháp điều trị để mang bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương hiệu quả hơn.

Đánh giá của bạn

4 / 5. Số lượt đánh giá: 7

Bài viết chưa được đánh giá

Comments(03)

  1. Hải Tháng Hai 12, 2021

    Bị đau ngón tay cái lm sao ak

    Trả lời
    1. Huyền Nguyễn Tháng Hai 20, 2021

      Mời bạn tham khảo một số biện pháp điều trị như:
      – Trước hết, hãy chườm lạnh vào vị trí chấn thương gây đau.
      – Sử dụng băng dán vào khu vực bị chấn thương để gân khớp được phục hồi.
      – Theo dõi tình trạng chấn thương, nếu nặng hãy đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và điều trị.
      Thông tin tới bạn

      Trả lời
    2. Huy Tháng Mười 29, 2022

      Bị sưng ngay cục xương cổ tay thì làm sao ạ

      Trả lời

Leave a comment