5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

5
(2)

Boxing là bộ môn có tính đối kháng cao và thường gây ra nhiều chấn thương cho người tập luyện nhất. Nhưng dù khá khó và đòi hỏi sức chịu đựng cao, lòng kiên trì, đây vẫn là bộ môn thu hút khá nhiều người luyện tập. Dưới đây sẽ điểm danh các chấn thương trong boxing thường gặp và cách hạn chế các loại chấn thương này nhé.

1. 5 loại chấn thương boxing thường gặp nhất trong quá trình luyện tập

1.1. Bong gân

Bong gân là loại chấn thương boxing rất thường gặp trong quá trình tham gia tập luyện và thi đấu boxing. Đây là một chấn thương nhẹ và hầu như những người tham gia tập boxing đều đã từng gặp phải chấn thương này. 

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bong gân là do boxer thực hiện các cú đấm nhanh, mạnh và chưa đúng kỹ thuật dẫn đến các bong gân khớp ngón trỏ và các khớp ngón tay khác. 

5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

Những cú đấm chưa đúng kỹ thuật sẽ gây ra tình trạng bong gân 

Ngoài tay thì chân cũng là bộ phận thường gặp chấn thương bong gân. Chấn thương chân xảy ra khi các võ sĩ di chuyển quá nhanh, quá nhiều và sai cách. 

Vì vậy, để hạn chế tối đa các tình trạng bong gân tay và chân cho mình, việc sử dụng các dụng cụ bảo hộ như quấn băng đa, đeo găng khi tập là điều rất cần thiết. Ngoài ra, cần luyện tập cách di chuyển và thực hiện đúng kỹ thuật để hạn chế tình trạnh bong gân xảy ra ở chân và tay người tập. 

1.2. Gãy xương

Trong boxing, bạn hoàn toàn có thể gặp chấn thương nặng như gãy xương, vỡ khớp do va chạm nếu không chú ý khi luyện tập, thi đấu. Các chấn thương cổ tay boxing, chấn thương bàn tay, xương mũi và xương sườn cũng rất dễ xảy ra.

5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

Boxing cần sử dụng sự linh hoạt của đôi bàn tay

Đây là lý do người tập luyện và thi đấu boxing luôn chú ý trang bị cho mình những loại găng tay có verclo để khóa găng ôm chặt tay. Điều này vừa giúp găng tay không bị tuột ra khỏi tay mà còn gia tăng tác dụng bảo vệ, hạn chế tình trạng gãy xương khớp tay.  

1.3. Chấn thương não bộ

Chấn thương não bộ cũng là một trong số những chấn thương khi tập boxing. Theo thống kê, có tới tổng số 80% các cú đấm trong boxing là nhằm vào phần đầu. Lực các cú đấm thẳng, đấm móc, hoặc xốc dưới thường rất lớn nên nếu bị đánh vào đầu có thể chấn thương não bộ.

Trong trường hợp nặng, boxer sẽ bị choáng, nôn mửa, đau đầu thậm chí là bị ngất xỉu. 

Vì vậy, những người tham gia tập luyện hay thi đấu bộ môn này cần phải trang bị cho mình những dụng cụ bảo vệ đầu và tập phản xạ phòng thủ, né tránh để có thể tránh đòn của đối thủ.

1.4. Chấn thương phần mềm- rách da

5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

Chấn thương phần mềm rất thường gặp trong boxing

Có thể nói đây là chấn thương boxing khá nhẹ vì nó chủ yếu xảy ra ở phần mềm. Những vị trí thường gặp chấn thương rách da như các vùng xung quanh mặt, xung quanh bàn tay.

Tuy không nguy hiểm như các loại chấn thương khác, nhưng rách da lại rất dễ gây nhiễm trùng. Vì vậy, cần khử trùng và bảo vệ phần đã tổn thương bằng các dụng cụ chuyên dụng. Nếu rách da ở vùng tay, nên đeo các loại găng tay đủ dày và thấm hút mồ hôi tốt, tránh tình trạng tổn thương trở nên nặng hơn.

1.5. Chấn thương hàm

Những cú đấm trong boxing thường là cú đấm mạnh. Nếu đó là cú đấm móc mạnh về phía hàm, việc vỡ khớp hàm hoặc vỡ răng hoàn toàn có thể xảy ra gây nguy hiểm cho người chơi. Và đeo đồ bảo hộ răng, hàm là cách duy nhất để khắc phục tình trạng này. 

5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

Những cú đấm mạnh có thể gây ra chấn thương vỡ hàm

2. Một số cách phòng tránh chấn thương boxing hiệu qu

2.1. Sử dụng đồ bảo hộ 

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của các loại đồ bảo hộ để tránh chấn thương boxing. Đây là cách tốt nhất để giảm các chấn thương trực tiếp có thể xảy ra cho các võ sĩ. Đồ bảo hộ được coi là lớp giáp khá hiệu quả để bảo vệ võ sĩ khỏi những chấn thương nguy hiểm. 

Vậy, những đồ bảo hộ mà các boxer cần trang bị là gì?

  • Găng tay boxing: Đây là dụng cụ giúp giảm các chấn thương khớp tay và tăng lực đấm. Nên chọn những loại găng tay có lớp đệm dày, vừa với kích thước tay để vừa tránh tuột và khó chịu mà còn đảm bảo độ an toàn và tạo được lực đấm tốt nhất. 
5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

Găng tay boxing là dụng cụ bảo vệ tay đắc lực trong thi đấu

  • Bảo hộ đầu:  Dụng cụ bảo hộ đầu sẽ giúp boxer tránh khỏi chấn thương nghiêm trọng về não bộ. Tuy nhiên, cần chọn những loại đồ được đệm đúng cách, có tác dụng bảo vệ đầu nhưng vẫn không gây khó thở và không bị chắn tầm nhìn khi đấm.
  • Bảo vệ răng: Với những chấn thương ở hàm thì dụng cụ bảo vệ răng là cách bảo vệ tối ưu nhất. Dụng cụ bảo vệ này giúp tránh tối đa việc gãy răng, vỡ răng hàm do những cú đấm mạnh và trực diên.  Vì vậy, đây là dụng cụ khá quan trọng đối với các võ sĩ. 
  • Bảo vệ hạ bộ: Đây là loại dụng cụ bảo hộ không thể thiếu đối với những võ sĩ thi đấu các bộ môn đối kháng. Với thiết kế ôm sát, dụng cụ này không chỉ giúp võ sĩ bảo vệ phần quan trọng của cơ thể mà còn giúp họ tự tin và thoải mái hơn trong quá trình thi đấu. 
  • Băng đa: Băng đa quấn tay là một loại dây vải quấn quanh các khớp và cổ tay để hỗ trợ khi tập luyện và thi đầu boxing, vì tay thường là bộ phận được sử dụng nhiều nhất và dễ tổn thương nhất. Băng đa sẽ góp phần ôm khít phần khớp ngón tay, hạn chế bong gân, gãy xương và trật khớp.

2.2. Tập boxing phòng thủ

Bên cạnh các dụng cụ bảo hộ thì việc quan trọng nhất để làm giảm chấn thương là tập boxing phòng thủ. Bạn hãy luyện tập cho mình những kỹ thuật phòng thủ như bộ pháp (lùi ra xa, chạy vòng quanh, tiến lên phía trước…); che chắn; đỡ – gạt đòn; cuộn người vai…để có thể né tránh được các đòn tấn công của đối thủ. Đây sẽ là  những kỹ thuật cơ bản giúp bạn tránh được chấn thương đầu, tay, mặt, hàm ngay cả khi tay không có thời gian để phòng thủ.

2.3. Quấn băng đa chính xác

Quấn băng đa chính xác là cách bảo vệ cho khớp tay và cổ tay tốt nhất. Việc đấm bao đấm boxing với đôi tay trần thực sự rất nguy hiểm vì nó làm tăng cao các nguy cơ chấn thương như bong gân, gẫy, vỡ xương khớp. Hãy đảm bảo rằng bạn đã quấn băng đa bao trọn bàn tay và các khớp trên tay. Chọn băng đa có độ dài thích hợp để tránh tình trạng quấn quá chặt hoặc quá lỏng, vừa ảnh hưởng đến lưu thông máu lại còn giảm tác dụng bảo vệ bàn tay. 

5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

Cần chọn loại băng đa có kích cỡ vừa với tay để gia tăng hiệu quả bảo vệ

2.4. Thường xuyên luyện tập các bài kéo duỗi

Tập các bài tập kéo duỗi hàng ngày cũng là một cách để giảm thiểu chấn thương trong boxing. Những bài tập này giúp kéo dài các dây chằng và cơ, tránh tình trạng bong gân, căng cơ và tổn thương cơ bắp thường gặp trong boxing. 

Võ sĩ nên tập trung vào một bài tập kéo giãn cụ thể và khởi động kỹ trước khi tham gia thi đấu và tập luyện.

2.5. Đấm đúng kỹ thuật

Đấm đúng kỹ thuật cũng là việc mà các boxer nên làm. Những cú đấm sai kỹ thuật không những chỉ ngay lập tức gây ra chấn thương mà còn sẽ trở thành thói quen rất khó sửa về lâu dài. 

5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

Đấm đúng kỹ thuật là một trong những cách phòng tránh chấn thương boxing hiệu quả

Vì vậy, với những người mới tập boxing, nên bắt đầu học ngay từ các cú đấm cơ bản nhất như Jab, Uppercut…rồi mới tập dần với bao cát và cần chú ý kiểm soát sức mạnh, lực đấm của mình. Nên tập nhiều kỹ thuật đấm khác nhau để làm đa dạng các bài tập và thay vì chỉ đấm một vài kiểu duy nhất.

Ngoài những lưu ý trên, các võ sĩ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp và không ngừng luyện tập để nâng cao trình độ của mình. Đây đều là những cách phòng tránh các chấn thương trong boxing hiệu quả cho cả người mới luyện tập và các võ sĩ chuyên nghiệp.

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 2

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment