Băng bảo vệ cổ chân- Giải pháp tránh chấn thương bóng đá

0
(0)

Bóng đá là bộ môn cần nhiều đến sự vận động của chân. Trong quá trình chạy, bật nhảy, va chạm hoặc đơn giản chỉ là té ngã, bạn hoàn toàn có thể bị chấn thương cổ chân – bong gân, nặng hơn là trật khớp, lật khớp…Do vậy, đai bảo vệ cổ chân, bó cổ chân hoặc các loại băng cổ chân chuyên dụng là giải pháp an toàn cho cổ chân của bạn. 

1. Những chấn thương cầu thủ có thể gặp phải khi không sử dụng băng quấn bảo vệ cổ chân

1.1. Bong gân khớp cổ chân

Băng bảo vệ cổ chân- Giải pháp tránh chấn thương bóng đá

Bong gân khớp cổ chân rất phổ biến trong bóng đá

Bong gân khớp cổ chân là một trong những tình trạng phổ biến mà các cầu thủ thường gặp phải. Đây là tình trạng các dây chằng bị giãn quá mức dẫn đến việc rách một phần hoặc rách toàn bộ dây chằng khi lực chấn thương tác động vào cổ chân. 

Trong những pha bóng xảy ra tranh chấp hoặc những tình huống tiếp đất đột ngột, tiếp đất sai cách, các cầu thủ có thể gặp chấn thương này. 

Tùy vào mức độ tổn thương dây chằng mà bong gân khớp cổ chân có mức độ tổn thương từ nặng đến nhẹ khác nhau.

Biểu hiện: Sưng đau, bầm tím cổ chân, giảm hoặc mất vận động chân.

1.2. Đứt dây chằng cổ chân

Băng bảo vệ cổ chân- Giải pháp tránh chấn thương bóng đá

Đứt dây chằng cần chữa trị một thời gian dài

Đứt dây chằng là biểu hiện của quá trình vận động quá sức gây ra những thương tổn thương cho xương cổ chân. Đứt dây chằng được phân loại dựa trên các mức độ khác nhau như tổn thương nhẹ – trung bình (đứt dây chằng một phần)- đến nặng (đứt hoàn toàn).

Đau nhức là triệu chứng điển hình của đứt dây chằng. Khi gặp chấn thương với dây chằng, cầu thủ sẽ bị đau nhói ở cổ chân, mắt cá chân, gót chân. Tùy vào mức độ tổn thương mà gây hạn chế vận động, tê dại khớp và có những cơn đau âm ỉ kéo dài.

Nếu gặp phải tổn thương này, các cầu thủ sẽ phải mất một quãng thời gian dài để quay trở lại tập luyện, thi đấu.   

1.3. Tổn thương gân achilles

Băng bảo vệ cổ chân- Giải pháp tránh chấn thương bóng đá

Người chơi di chuyển với tốc độ cao khiến tổn thương gân Achilles xảy ra

Gân Achilles là vùng khá ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót chân từ 3 – 6 cm. Tình trạng tổn thương gân Achilles thường xảy ra tại điểm bám gân, viêm quanh gân, giữa gân, xơ gân hoặc đứt gân. 

Tổn thương gân Achilles thường xảy ra do sự quá tải về lực, trọng lực tác động trực tiếp lên gân do người chơi di chuyển với tốc độ cao. Cấu tạo gân bao gồm nhiều sợi nhỏ, một động tác huy động đột ngột quá nhiều sợi gân nhỏ tham gia mà thiếu sự đàn hồi sẽ gây nên tổn thương.

Ngoài bóng đá thì các môn thể thao như chạy bộ, bóng rổ, chạy đường dài, khiêu vũ…cũng hay gặp những chấn thương này.

>> Xem thêm: Top 5+ chấn thương bóng đá kinh hoàng khiến bạn “rùng” mình

2. Băng bảo vệ cổ chân có cần thiết hay không?

2.1. Băng bảo vệ cổ chân phòng tránh chấn thương cho người chơi thể thao

Băng bảo vệ cổ chân- Giải pháp tránh chấn thương bóng đá

Băng bảo vệ cổ chân giúp phòng tránh chấn thương cho người chơi bóng đá

Cổ chân, đầu gối…là những khớp phải chịu nhiều tải trọng và hầu như gánh cả trọng lượng cơ thể. Mỗi động tác như đi, đứng, chạy đều dồn trọng lượng cơ thể vào cổ chân. Còn khi thực hiện động tác bật nhảy thì lực tác động vào cổ và khớp chân mạnh gấp 2, 3 lần. 

Lúc này, những loại băng quấn chân đá bóng, hoặc băng cuốn cổ chân sẽ phát huy tác dụng của mình trong việc hỗ trợ vận động. 

Khi cổ chân được quấn băng, các cơ, khớp và hệ thống gân được cố định chắc chắn. Do đó, tránh hoặc giảm được lực tác động mạnh vào khớp cổ chân khi va chạm, sút bóng lỗi, hoặc sút phải vật cản lồi lõm trên bề mặt sân. 

Đó là lý do tại sao băng quấn cổ chân bóng đá lại quan trọng với các cầu thủ khi thi đấu trên sân cỏ. Khi mang băng gót chân bóng đá, phần cổ chân và gót chân sẽ được neo chắc chắn vào mắt cá chân. Do đó, cố định trợ lực cho khớp cổ chân, giúp cổ chân không bị lệch, dây chằng không căng giãn quá tải và phòng tránh chấn thương.

2.2. Hỗ trợ giảm đau cho người chấn thương cổ chân

Băng bảo vệ cổ chân- Giải pháp tránh chấn thương bóng đá

Bảo vệ cổ chân còn hỗ trợ giảm đau cho những người đã từng bị chấn thương

Những trường hợp đã từng bị chấn thương cổ chân trước đó thường có nguy cơ tái phát chấn thương cao hơn so với những người chưa bị. Lúc này, băng quấn cổ chân tỏ ra hiệu quả trong việc cố định phục hồi sau chấn thương.

Những người đang trong quá trình chữa trị chấn thương, sử dụng băng bảo vệ giúp hạn chế lực tác động lên cổ chân và giảm đau cho khu vực này. Nhờ đó, những người gặp chấn thương vẫn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và phục hồi nhanh hơn.

2.3. Cần thiết cho nhiều đối tượng chơi các môn thể thao vận động

Các loại băng keo quấn cổ chân, băng thun cổ chân, đai quấn gót chân giúp mắt cá chân tránh được những cú va chạm lực mạnh. Sản phẩm hỗ trợ tốt cho các trường hợp như dây chằng yếu, cổ chân yếu, mắt cá chân bị đau…để bạn không bị khó chịu và vẫn có thể tham gia các môn thể thao mình yêu thích.

Không chỉ riêng bóng đá mà những vận động viên tham gia các môn bóng rổ, bóng chuyền, tennis, điền kinh… cũng hoàn toàn có thể sử dụng loại phụ kiện này để đảm bảo an toàn cho cổ chân của mình.

>> Gợi ý: Tại sao phải dùng băng quấn cổ chân khi đá bóng?

3. Cách quấn băng bảo vệ cổ chân

3.1. Với loại băng thun

Bước 1: Quấn băng thun quanh phần bàn chân (trên và dưới bàn chân). Cần đảm bảo đai chặt vừa đủ để cố định chân, thoải mái hoạt động mà vẫn không bị tuột ra.

Bước 2: Quấn chéo băng lên trên về phía gót chân để cố định băng chun tốt nhất.

Bước 3: Tiếp tục quấn băng thun 2 vòng quanh cổ chân. Cần chú ý đến vị trí mắt cá chân để bảo vệ chân tốt nhất.

Bước 4: Tạo điểm neo ở trên mắt cá chân và quấn chéo về lòng bàn chân.

Bước 5: Tiếp tục quấn xung quanh lòng bàn chân, sau đó lại bắt chéo chân lên như số 8.

Bước 6: Tiếp tục quấn ở cổ chân và khi nào băng thun quấn bao bọc được cả phần cổ chân và mắt cá chân thì dùng kéo cắt ra.

Băng bảo vệ cổ chân- Giải pháp tránh chấn thương bóng đá

Quấn băng thun cần đảm bảo vừa chặt để cố định cổ chân, mắt cá và bàn chân

Băng quấn đạt yêu cầu khi phần gót chân bị lộ ra, còn phần mắt cá chân, bàn chân, cổ chân được băng kín.

3.2. Băng keo cổ chân

 Cách quấn băng keo cổ chân khác với quấn băng thun cổ chân, nhưng cũng không quá phức tạp. 

Với những người muốn phòng tránh chấn thương:

  • Đặt miếng băng keo gần mắt cá và bắt đầu quấn. 
  • Quấn băng keo 2 – 3 vòng phía trên cổ chân và mắt cá tầm 2cm để cố định chắn chắn vùng cổ chân. 
  • Dùng kéo cắt băng khi bạn thấy quấn đã đủ độ chặt.

Quấn băng keo cổ chân cho những người đã từng gặp chấn thương:

  • Lặp lại động tác quấn 2 -3 vòng băng keo ở phía trên cổ chân như trên.
  • Kéo băng keo xuống phía dưới theo hướng mắt cá chân và vòng qua phía dưới bàn chân.
  • Tiếp tục kéo lên  bàn chân về hướng mắt cá chân sao cho phần băng keo ôm trọn mắt cá chân, gót chân. 
  • Kéo phần băng keo lên phía trên cổ chân, quấn 1 vài vòng sao cho toàn bộ phần cổ chân được ôm khít. 
  • Lúc này, toàn bộ phần cổ chân đã được bảo vệ và gia cố chắc chắn. 

3.3. Với các loại đai quấn cổ chân đơn giản

Băng bảo vệ cổ chân- Giải pháp tránh chấn thương bóng đá

Đai quấn cổ chân thường có các thao quấn đơn giản và dễ dàng

Đa số được thiết kế với phần vải thun co giãn tốt, dây thun và miếng  dán nên rất tiện lợi khi sử dụng. Bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để quấn như các loại băng keo hoặc băng thun quấn cổ chân khác.

Tùy vào thiết kế của từng loại đai mà bạn thực hiện theo các bước trong hướng dẫn sử dụng. 

Bước 1: Đeo vòng quấn vào vùng cổ chân, kéo lên quá cổ chân một chút để vòng quấn bao phủ khắp cổ chân.

Bước 2: Chỉnh lại vòng quấn đúng vị trí

Bước 3: Dùng đai quấn quấn chặt bắt chéo qua cổ chân 2 vòng.

Bước 4: Dán chắc vòng đai quấn để đai không bị tuột ra trong quá trình hoạt động.  

>> Xem thêm: Hướng dẫn: Quấn băng đầu gối đá bóng đúng cách

Các loại băng, đai quấn cổ chân rất cần thiết cho những người tham gia các hoạt động thể dục thể thao và thi đấu bóng đá. Hãy chọn cho mình những loại băng quấn phù hợp để có thể thoải mái vận động và yên tâm hơn trong quá trình thi đấu nhé.

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment