Tại sao phải dùng băng quấn cổ chân khi đá bóng?
Bóng đá là bộ môn thể thao cần nhiều đến sự vận động của chân, cổ chân. Những hành động như chạy liên tục, té ngã, va chạm hoặc đơn giản là những cú sút với lực mạnh có thể khiến bạn bị chấn thương cổ chân và cần một thời gian dài để phục hồi. Lúc này, sử dụng băng quấn bảo vệ cổ chân là cách hiệu quả để phòng chống và hỗ trợ những thương tổn xảy ra trong quá trình thi đấu.
1. Tại sao phải sử dụng băng quấn cổ chân bóng đá?
Không chỉ các vận động viên trong bóng đá mà còn trong tất cả những môn thể thao khác liên quan đến vận động của chân như chạy, bóng chuyền, bóng rổ, đạp xe…việc sử dụng băng quấn cổ chân là dụng cụ vô cùng cần thiết.
Trong các môn thể thao, tỉ lệ mắc chấn thương ở chân lên đến 10 % đến 30% trong tất cả các chấn thương cơ xương.
Riêng đối với bóng đá, tỉ lệ này có thể lên đến 25% nếu trước đó họ đã bị bong gân và 11% nếu họ chưa từng gặp tình trạng bong gân trước đó.
Ngoài bong gân, cầu thủ đá bóng còn có thể gặp các chấn thương về đứt dây chằng cổ chân, lật cổ chân, viêm gân achilles, chấn thương dây chằng chéo trước…khiến cầu thủ không thể tiếp tục thi đấu trên sân cỏ.
Lúc này, băng quấn cổ chân đá bóng là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Trong hầu hết các báo cáo về các biện pháp tránh chấn thương trong đá thì việc quấn băng keo cổ chân hoặc băng quấn mắt cá chân vừa đơn giản nhưng lại mang hiệu quả trong việc bảo vệ cơ xương và vùng mắt cá chân.
Vì vậy, khi thi đấu hoặc ra sân cỏ, các cầu thủ đều sử dụng băng keo quấn cổ chân hoặc băng thun để bảo vệ an toàn cho cổ chân của mình trong những pha va chạm.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách quấn băng keo đầu gối đá bóng chuẩn nhất
2. Tác dụng của băng quấn cổ chân bóng đá
2.1. Phòng tránh chấn thương khi đá bóng
Vì là môn thể thao đối kháng nên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng chấn thương cổ chân như va chạm giữa các cầu thủ, lỗi kỹ thuật khi sút bóng, do bề mặt sân lồi lõm hoặc không khởi động kỹ trước thi đấu…Tất cả đều là nguyên nhân chính gây ra tổn thương.
Và băng quấn cổ chân bóng đá được hầu hết các cầu thủ chuyên nghiệp sử dụng để gia cố chắc chắn, ổn định và bảo vệ cổ chân.
Dù bạn có phải là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hay không, việc mang băng cổ chân trước khi ra sân cũng là điều cần thiết để có được sự an toàn cho bản thân và tạo tâm lý ổn định khi thi đấu.
2.2. Hỗ trợ phục hồi sau chấn thương
Khi cổ chân bạn bị tổn thương, bạn có thể gặp phải tình trạng đau dai dẳng, sưng cứng khớp và yếu cơ. Thậm chí, nếu tổn thương đã lành, bạn vẫn có nguy cơ gặp chấn thương lại.
Lúc này, băng quấn chân đá bóng sẽ hỗ trợ ổn định dây chằng và khớp khi tham gia thi đấu trở lại. Hạn chế tối đa tình trạng đau đớn xảy ra trong quá trình chạy nhảy, sút bóng.
Như vậy, bằng cách quấn băng keo cổ chân cầu thủ sẽ hỗ trợ tốt nhất cho việc hỗ trợ phục hồi sau chấn thương.
>> Gợi ý: 3 loại dụng cụ bảo vệ hữu ích cho người chơi bóng đá
2.3. Hỗ trợ cơ
Khi vận động với cường độ cao và dừng lại đột ngột, cơ thể sẽ không kịp thích ứng với trạng thái. Do vậy, cơ thường dễ bị tổn thương, mỏi hoặc giãn rách. Băng keo thể thao giúp hỗ trợ cơ, giảm cảm giác đau và mệt mỏi. Đồng thời, bảo vệ cơ bắp, dây chằng khi chơi thể thao.
2. Lựa chọn dây quấn cổ chân bóng đá theo tiêu chí nào?
Tác dụng bảo vệ, hỗ trợ của các loại băng quấn cổ chân đã rõ. Nhưng một chiếc băng bảo vệ cổ chân tốt cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Mời bạn tham khảo quấn cố chân bóng đá đang bán chạy tại GoodFit
3.1. Băng bảo vệ tốt không làm tăng size giày
Quấn bảo vệ cổ chân tức là chân bạn đã được gia cố thêm một lớp băng bảo vệ bao quanh phần cổ chân, bàn chân và gót chân. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc chân bạn bị tăng kích cỡ. Khi xỏ chân vào giày có thể sẽ gây bó cứng và chật chội, không tiện cho việc cử động.
Vì vậy, tiêu chí đầu tiên của băng bảo vệ cổ chân bóng đá là phải mỏng, nhẹ, bám sát vào cổ chân để không tăng size giày và gây khó chịu. Bạn sẽ thoải mái di chuyển trên sân cỏ và việc mang băng bảo vệ chỉ như việc mang thêm một lớp tất nữa thôi.
3.2. Băng quấn cổ chân tốt có tác dụng như băng dán cơ
Tức là vừa co vào bó sát những bó cơ dưới gan bàn chân lại phải đảm bảo cố định và bó khớp cổ chân giúp bảo vệ và giảm lực tác động vào cổ chân. Tránh tối đa hiện tượng lệch cổ chân, đau dây cơ khi vận động.
3.3. Chọn chất liệu băng quấn
Băng cổ chân được làm từ nhiều chất liệu như lycra, thun cotton, polyester…Dù có làm bằng chất liệu gì đi nữa cũng cần đảm bảo về độ co giãn, thấm hút, mau khô và không nóng, bí trong quá trình sử dụng.
Chất liệu băng tốt sẽ không bị biến dạng, co rút trong quá trình sử dụng làm mất đi tác dụng cố định của băng.
3.4. Chọn loại băng
Có rất nhiều loại băng cổ chân bóng đá khác nhau như băng keo quấn dán, băng thun.
Băng quấn dán tuy mỏng nhẹ, nhưng bạn cần phải biết cách dán và có người hỗ trợ quấn và dán đúng khu vực cổ chân thì mới có tác dụng cố định cổ chân tránh chấn thương.
Còn băng thun có cách sử dụng dễ dàng hơn. Chỉ cần thao tác quấn nhanh trong vài phút, bạn đã có thể ra sân và thoải mái vận động. Những dòng băng quấn cổ chân Aolikes, GoodFit còn có thể sử dụng thay bít tất đeo trong giày. Vừa khô thoáng, tiện lợi, dễ chịu mà lại có tác dụng bảo vệ cổ chân tối đa tránh lực tác động và chấn thương
Vì vậy, dựa vào nhu cầu và sở thích của người dùng mà chọn loại băng thích hợp.
>> Tham khảo thêm: Cách phân loại và chọn lựa băng tay thể thao
Quấn cổ chân bóng đá là dụng cụ hỗ trợ hiệu quả cho các cầu thủ trên sân cỏ. Vì vậy, nếu muốn giảm chấn thương và yên tâm trong quá trình thi đấu, các cầu thủ cần tự trang bị mình cho loại phụ kiện hết sức cần thiết này.
Leave a comment