Biện pháp sơ cứu những chấn thương thể thao thường gặp

0
(0)

Các chấn thương thể thao thường tới từ việc vận động quá mức, va chạm hoặc tác động lên cấu trúc xương lớn hơn mức mà cơ thể có thể chịu được. Những chấn thương thường gặp bao gồm bầm tím, bong gân, căng cơ, chấn thương khớp, chảy mái mũi. Biết được biện pháp sơ cứu cho những chấn thương thường gặp này có thể giúp bạn giảm đau tức thì, đồng thời tránh gây những hậu quả nghiêm trọng về sau. 

chấn thương thể thao

Có 2 loại chấn thương thể thao: cấp tính và mãn tính. Những chấn thương xảy ra đột ngột như bong gân mắt cá chân do tiếp đất khó khăn, đó là chấn thương cấp tính. 

Còn các chấn thương mãn tính là do sử dụng lặp đi lặp lại các nhóm cơ hoặc khớp. Kỹ thuật kém và các bất thường về cấu trúc xương có thể tạo ra những chấn thương mãn tính. Vì thế việc tìm ra nguyên nhân của những chấn thương rất quan trọng, thậm chí bạn có thẻ bị chấn thương nặng hơn bạn nghĩa. Như việc thoạt nhìn qua có thể là bong gân mắt cá chân những thực ra bạn có thể đã bị gãy xương. 

Liệt kê các loại chấn thương trong thể thao phổ biến 

  1. Bong gân mắt cá chân – các triệu chứng thường là đau, sưng, cứng 
  2. Vết bầm tím – chỉ một cú đánh mạnh có thể gây bầm tím máu 
  3. Chấn thương sọ não nhẹ có thể bị gây ra bởi một cú đánh vào đầu, có thể gây mất ý thức – các triệu chứng bao gồm đau đầu, chóng mắt và mất trí nhớ ngắn hạn 
  4. Vết trầy xước – thường là do ngã. Đầu gối và bàn tay là 2 vùng dễ bị tổn thương nhất 
  5. Mất nước – có thể dễ tới kiệt sức 
  6. Tổn thương răng – một cú đánh vào hàm có thể làm nứt, gãy hoặc lệch răng 
  7. Căng cơ – các triệu chứng bao gồm đau, sưng và bầm tím 
  8. Chấn thương khớp đầu gối – các triệu chứng bao gồm đau, sưng và cứng. Dây chằng, gân hoặc sụn có thể bị ảnh hưởng 
  9. Tổn thương mũi – chảy máu mũi hoặc gãy múi do một cú đánh trực tiếp 
  10. Gãy xương – đặc biệt là các chị dưới. Việc nhảy hoặc chạy lặp lại trên bề mặt cứng có thể gây gãy xương 

Sơ cứu bong gân, căng cơ và chấn thương khớp 

chấn thương thể thao

Những biện pháp sơ cứu này đã được áp dụng thành công bao gồm:

R (rest): giữ vùng bị thương được nâng đỡ và không hoạt động trong vòng 48-72 giờ 

I (ice): chườm túi chườm lạnh chấn thương thể thao vào khu vực bị thương cách 20 phút/ lần trong 48-72 giờ đầu tiên 

C (compression): băng ép vết thương quanh vùng phía trên và phía dưới vị trí bị đau 

E (Elevation): nâng vị trí của khu vực bị thương lên trên so với tim 

R (referral): đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt 

Không đốt nóng bởi nhiệt sẽ làm tăng việc chảy máu 

Không uống rượt bởi nó tăng chảy máu và sưng tấy 

Không chạy hoặc tập thể dục bởi nó làm tăng lưu lượng máu, làm chậm quá trình hồi máu 

Không xoa bóp – xoa bóp có thể làm tăng sưng và chảy máu, đồng thời làm chậm quá trình hồi phục. 

=> Xem thêm: 5 tình huống chấn thương bóng đá thường gặp trong thi đấu

Sơ cứu chảy máu mũi 

  1. Ngừng hoạt động 
  2. Ngủ với tư thế nằm nghiêng 
  3. Chụm 2 lỗ mũi lại và thở bằng miệng 
  4. Giữ mũi của bạn ít nhất 10 phút 
  5. Nếu máu tiếp tục chảy sau 30 phút, hãy tìm tới những nhân viên y tế 

bien phap so cuu nhung chan thuong thuong gap khi choi the thao 2

Trong những tình hướng khẩn cấp, bạn cần gọi xe cấp cứu ngay để tránh việc người bị thương:

  • mất ý thức kéo dài 
  • chấn thương cổ hoặc cột sống 
  • gãy xương 
  • chấn thương đầu hoặc mặt 
  • chấn thương mắt 
  • các vết thương xung quanh vùng bụng 

Cách điều trị những chấn thương thể thao 

Tùy vào loại và mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà bạn có thể chọn cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, với những cơn đau vẫn tiếp diễn sau một vài ngày. 

Bạn cũng có thể tập vật lý trị liệu để phục hồi vị trí bị chấn thương phần cứng trong thể thao, bao gồm các bài tập để tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt của cơ khớp. Bạn chỉ nên trở lại chơi thể thao khi đã được sự chấp thuận từ bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu. 

Cố găng tập luyện trước khi vết thương hồi phục sẽ làm cho chấn thương nặng hơn và làm chậm quá trình hồi phục. Trong khi vết thương đang lành, bạn có thể duy trì thể lực bác các hình thức tập luyện không liên quan tới bộ phận bị thương, nếu có thể. 

bien phap so cuu nhung chan thuong thuong gap khi choi the thao 4

Các biện pháp phòng tránh chấn thương thể thao 

  • Làm ấm cơ thể một cách kỹ càng bằng cách thực hiện những động tác kéo giãn chậm 
  • Mang giày dép thích hợp 
  • Sử dụng đồ bảo hộ thể thao như: bó gối, băng khuỷu tay, găng tay,…
  • Uống nhiều nước, trước trong và sau trận đấu 
  • Cố gắng tránh tập thể dục vào thời điểm nóng nhất trong ngày, khoảng 11h sáng tới 3h chiều 
  • Duy trì mức độ thể lực luôn tốt, đặc biệt là khi bạn đang thi đấu một giải nào đó 
  • Tập luyện đồng thời nhiều môn thể thao để đảm bảo luôn có thể lực và sức mạnh thật tốt 
  • Đảm bảo tập luyện với tốc độ và tác động phù hợp để cơ bắp có khả năng đáp ưng các yêu cầu tình hướng của cuộc chơi 
  • Không nên cố gắng vượt quá mức vận động của cơ thể mà chỉ nên tăng dần cường độ và thời gian tập luyện 
  • Thành thạo các kỹ thuật cơ bản 
  • Thư giãn sau khi chơi thể thao bằng các động tác kéo giãn nhẹ nhàng 
  • Cho phép thời gian phục hồi thích hợp giữa các phiên 
  • Đi khám sức khỏe định kỳ 

Ngoài thông tin về sơ cứu, chúng tôi cũng cung cấp rất nhiều thông tin khác xung quanh việc bị chấn thương thể thao. Hi vọng chúng hữu ích với bạn!

=> Xem thêm: Các chấn thương khi chơi bóng chuyền thường gặp và cách điều trị

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment