Hướng dẫn phòng ngừa chấn thương trong thể dục thể thao

5
(1)

Trong cuộc sống hiện đại, thể thao là một trong những hoạt động phổ biến không chỉ mang đến sự tăng cường về sức khỏe mà còn tạo nên niềm vui về tinh thần, sự bền bỉ cho con người. Ngay từ khi lứa tuổi tiểu học, chúng ta đã làm quen với những bài thể dục nhịp điệu, từng bước hình thành niềm đam mê với những môn thể thao thường ngày. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, không có điều gì là dễ dàng khi tập luyện, chấn thương xảy ra,  bởi nó mới rèn được sức bền, sự cố gắng của bạn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn phòng ngừa chấn thương trong thể dục thể thao, cùng theo dõi nhé.

1. Các chấn thương thường gặp trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể dục thể thao thường gặp

Khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, chấn thương là vấn đề không thể tránh khỏi. Đặc biệt, các môn thể thao đòi hỏi sự vận động liên tục có thể dẫn đến chỉ số tổn thương cao hơn. 

Hiện nay, theo thống kê có các loại chấn thương trong thể dục thể thao thường gặp là:

– Bong gân: Chấn thương xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Gây đau đớn, khó chịu, sưng tấy và làm giảm hiệu suất vận động.

– Căng cơ: Ở quá trình vận động của người trưởng thành, căng cơ là hiện tượng dễ xảy ra, nó gây nhức nhối, khó chịu khi tập luyện.

– Đứt dây chằng gối: Chấn thương nặng có thể buộc bạn phải dừng hoạt động thể thao, điều dưỡng trong thời gian dài.

– Gãy xương: Những tình huống nặng có thể dẫn đến gãy xương, nhẹ thì điều trị trong 1 tháng, nặng thì có thể lên tới hơn 1 năm mỗi có thể phục hồi. Có không ít trường hợp chấn thương, nạn nhân phải giã từ đam mê vì đôi chân trở nên yếu đi. 

=> Xem thêm: 5 tình huống chấn thương trong bóng đá thường gặp

2. Nguyên nhân gây ra chấn thương trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể dục thể thao

Nguyên nhân nào gây nên chấn thương trong thể dục thể thao?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong thể dục thể thao. Bởi lẽ lứa tuổi tham gia các hoạt động tập luyện này thường đa dạng, ngay cả các trẻ nhỏ tiểu học cũng có thể tham gia, chính vì vậy, việc không hiểu rõ kỹ thuật tập luyện cũng dễ dẫn đến chấn thương. 

Bên cạnh đó, việc tập luyện sai kỹ thuật như không khởi động, sai phương hướng, sai cường độ có thể khiến chấn thương nặng. Bởi lẽ, cơ bắp sẽ không thể phối hợp kịp với cơ thể, gây tổn thương nghiêm trọng.

=> Xem thêm: A-z thông tin về các loại chấn thương thể thao thường gặp

Ngoài ra, một số người bẩm sinh có hệ cơ, gân, dây chằng yếu khi vận động có thể gây nên chấn thương trong thể dục thể thao. Cấu trúc bất thường của cơ thể cũng dễ dẫn đến chấn thương hơn. Kết hợp cùng môi trường tập thể dục thể thao không phù hợp như đá sỏi, gồ ghề, … sẽ làm tăng khả năng cơ thể bị tổn thương. 

3. Hướng dẫn sơ cứu, điều trị chấn thương trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể dục thể thao

Khi bị chấn thương thể thao, không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình vận động của bạn. Tùy theo từng loại chấn thương khác nhau mà bạn xử lý theo giải pháp khác nhau. Trong đó, với những tổn thương nhẹ như bong gân, trầy xước,… bạn có thể sơ cứu, xử lý tại nhà. Ngược lại, khi gặp tình trạng nặng cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được điều trị.

Để tiến hành sơ cứu chấn thương trong thể dục thể thao, bạn có thể sử dụng giải pháp R.I.C.E. Bao gồm:

– R: Nghỉ ngơi, hạn chế cử động. Với các chấn thương nặng, tốt nhất là nên nghỉ ngơi tại chỗ hoặc sử dụng cáng để mang nạn nhân đến nơi yên tĩnh. 

– I: Chườm lạnh (bạn có thể dùng khăn lạnh hoặc bọc đá) để giảm sưng tấy, đau nhức.

– C: Sử dụng băng nẹp để hạn chế sự sưng tấy do ứ trệ máu tĩnh mạch.

– E: Kê vị trí chấn thương lên cao hơn so với đường dẫn vào tim để lưu thông mạch máu dễ dàng hơn.

Thực hiện phương pháp R.I.C.E mang đến hiệu quả nhanh chóng, giảm tình trạng chấn thương chuyển biến nặng. 

Mặt khác, đối với các loại chấn thương như đứt dây chằng chéo trước, gãy xương, viêm gân,… sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đem đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và điều trị. Một số trường hợp phải tiến hành phẫu thuật, nối dây, gắp xương vỡ,…. Thời gian phục hồi thường khá lâu. 

4. Cách phòng ngừa chấn thương trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể dục thể thao

Hãy khởi động kỹ để tránh chấn thương trong thể dục thể thao

Để phòng ngừa chấn thương trong thể dục, thể thao, bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau:

– Hãy khởi động kỹ càng trước khi tham gia bất kỳ hoạt động thể thao nào. 

– Lựa chọn bộ môn phù hợp với thể trạng sức khoẻ của mình.

– Tìm hiểu kỹ càng môn thể thao, tập luyện đúng kỹ thuật, tư thế để ngăn ngừa chấn thương tốt nhất. 

– Tập luyện đúng cường độ, có thời gian nghỉ khi vận động và không nên cố ép buộc bản thân phải thực hiện động tác cường độ như thế nào.

– Đừng quên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ, đảm bảo bạn có sức khỏe tốt từ đó mới có thể tập luyện tốt, phòng ngừa chấn thương trong thể dục thể thao.

– Chuẩn bị các phụ kiện bảo hộ cần thiết để giảm tổn  thương xuống mức thấp nhất.

Như vậy, chấn thương trong thể dục thể thao là vấn đề không thể tránh khỏi khi tham gia ở bất kỳ độ tuổi nào. Điều quan trọng là bạn phải làm sao để giảm bớt sự tổn thương. Hãy trang bị các biện pháp phòng ngừa phù hợp để giảm được các chấn thương thường gặp trong quá trình tập luyện nhé.

=> Xem thêm: Chấn thương khi chơi bóng chuyền và cách điều trị

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment