Cách phòng tránh 7 chấn thương khi tập Muay Thái

0
(0)

Muay Thái là một môn thể thao không dành cho những người yếu tim. Môn thể thao này đòi hỏi sự chăm chỉ và sự bền bỉ để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài việc thi đấu trên võ đài thì tranh đấu là thủ phạm lớn nhất gây ra hầu hết những chấn thương Muay Thái. Dưới đây là 7 chấn thương khi tập Muay Thái phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải. 

1.Sưng mắt cá chân, bong gân 

Chấn thương nay có thể tới từ việc bạn đã hạ 1 cú đá trời giáng vào khuỷu tay của đối thủ. Mặc dù bạn có thể đã ghi điểm những có một ít xung quanh mắt cá chân của bạn không được bảo vệ, điều đó gây nên chấn thương. 

Bong gân mắt cá chân cũng là một loại chấn thương khi tập Muay Thái, tuy nhiên chúng không thường xuyên xảy tới. Nếu bạn bị bong gân mắt cá chân, hãy duy trì tập luyện để phục hồi nhanh sau khi bị bong gân.

Chấn thương khi tập Muay thái

Cách phòng tránh: 

Bạn cần chuẩn bị một cú đá tốt hơn để không tiếp đất vào khuỷu tay của đối thủ. Hoặc bạn có thể sử dụng miếng băng bảo vệ mắt cá chân để tạo miếng đệm và bảo vệ cho mắt cá. 

2. Bầm tím 

Ống chân thâm tím là nỗi khó chịu lớn nhất với những người mới làm quen với Muay Thái. Khi chưa điều hòa ống chân, bạn sẽ rất đau khi mới bắt đầu đá, đây là điều bạn sẽ dần phải làm quen. 

Cách phòng tránh:

Với chấn thương khi tập Muay Thái này, bạn có thể từ từ điều trị ống chân của bạn theo thời gian. Hoặc một số người đang chọn cách đá vào một chiếc túi cứng và nặng để xây dựng sức mạnh cơ chân một cách tự nhiên. 

>> Xem thêm: 5 chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp và cách điều trị

3. Bong gân cổ tay 

Bong gân có tay thường xảy tới khi bạn dùng 1 cú đấm với toàn bộ sức mạnh. Nếu bạn đám sai cách, cổ tay có thể bị uốn cong quá mức dẫn tới bong gân cổ tay. Bệnh bong gân cổ tay cần chờ một khoảng thời gian mới có thể lành lại. Nếu bạn bị đau cổ tay, bạn sẽ không thể co hoặc duỗi tay đúng cách. 

Cách phòng tránh:

Đảm bảo bạn quấn cổ tay đúng cách để chúng được bảo vệ hoàn toàn. Nếu bạn bị bong gân cổ tay, bạn có thể băng lại trước khi tập để đảm bảo rằng cổ tay không dịch chuyển khi bạn đấm bao. 

4. Khuỷu tay bị thương 

Một trong những tác dụng phụ của việc chặn nhiều cú đá vào đầu bằng tay đó là có thể làm tổn thương khuỷu tay. Chấn thương khuỷu tay – chấn thương khi tập Muay Thái có thể gây đau trong một vài ngày. 

Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đấu với những võ sĩ cao hơn, những người mà có cú đá ở ngang tầm tay của bạn. 

Cách phòng ngừa: 

Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này là tránh gây gổ với đối tác của bạn. Một cách khác là ngả người về phía sau nếu đối tác đang ném nhiều cú đá vào bạn. 

5. Căng cơ cổ 

Chấn thương khi tập Muay thái

Khi chưa quen với đòn Clinch, cổ của bạn sẽ có thể liên tục bị đau do chống lại những đòn khóa của đối thủ. Khi bạn mỏi cổ, chỉ cần đợi vài ngày để cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra trước khi tập hãy nhớ làm nóng cổ để máu lưu thông. Bạn càng siết chặt, cơ cổ của bạn càng trở nên mạnh mẽ. 

Cách phòng ngừa:

Tăng cường cơ cổ bằng các bài tập ngoài giờ luyện tập, bạn sẽ làm quen dần với việc bị ghì đầu xuống. Hoặc đừng để đối tác ôm chặt lấy tay của bạn ở vị trí quanh cổ bạn. Sự dụng cánh tay của bạn để ngăn cản hành động đó. 

6. Viêm cân gan chân 

Một trong những chấn thương khi tập Muay Thái phổ biến là viêm cân gan chân. Đây là tình trạng các mô liên kết của cân gan chân bị rách. Kết quả là những cơn đau gót chân khủng khiếp. Bệnh này có thể mất tới vài tháng để có thể khỏi hoàn toàn.

7. Đầu gối bị thương (bong gân và rách ACL) – chấn thương khi tập Muay Thái đáng chú ý nhất

Một trong những chấn thương nặng nhất mà bạn có thể gặp phải trong Muay Thái là chấn thương đầu gối. Nó có thể xảy tới bất cứ lúc nào và tùy mức độ nghiêm trọng, bạn có thể sẽ phải nghỉ ngơi trong cả tháng trời. Nếu nói chuyện với bất cứ HLV người Thái Lan này, họ hầu hết đều bị chấn thương nào đó ở đầu gối vào một thời điểm nào đó trong sự nghiệp của họ. 

cach phong tranh 10 chan thuong thuong gap nhat trong muay thai 3 Copy

Cách phòng ngừa:

Tránh những người nắm và vặn chân bạn ở những tư thế xấu. Một người mà cố tình đá vào đối thủ. Hoặc hầu hết những chấn thương là không thể tránh khỏi khi bạn trượt chân hoặc bị ném. 

Danh sách những chấn thương có thể dài hơn như ngón chân bị dập, xương sườn bầm tím, căng khớp háng, khớp ngón tay bị thương,..nhưng những điều này có thể khiến bạn chùn chân khi tập luyện. Điểm mấu chốt là bạn cần tập luyện chăm chỉ mặc cho việc thỉnh thoảng bị chấn thương. 

Để tránh chấn thương khi tập luyện, điều tiên quyết là bạn phải khởi động đúng cách trước khi tập. Bên cạnh đó thực hiện những biện pháp phòng ngừa phù hợp sẽ đảm bảo thương tích ở mức tối thiểu. Những ngày nghỉ ngơi đầy đủ cũng sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe khi tập luyện chăm chỉ. 

>> Mời bạn tham khảo: 5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment