Đai băng đầu gối – 6 sai lầm khi lựa chọn và sử dụng

0
(0)

Để bảo vệ và giữ an toàn cho vùng đầu gối của mình mình trong quá trình tập luyện, chơi thể thao hoặc tham gia các vận động mạnh, nhiều người chọn sử dụng đai băng đầu gối. Nhưng ngoài việc lựa chọn một chiếc đai băng đầu gối chất lượng thì cách sử dụng cũng góp phần quan trọng trong việc quyết định băng có bảo vệ, hỗ trợ tốt cho vùng đầu gối hay không? Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến khi sử dụng và lựa chọn băng bảo vệ gối mà nhiều người hay mắc phải.

1. Chọn đai băng đầu gối chất liệu không tốt

Chất liệu đai băng đầu gối là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng băng bảo vệ. 

Một chiếc băng gối tốt cần đáp ứng được các tiêu chí mỏng nhẹ mà vẫn bền bỉ, đàn hồi co giãn tuyệt đối mà vẫn thoáng khí, không bí nóng. Điều này đảm bảo cho các cử động của chân luôn được linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của khớp gối là phải vận động và chịu khá nhiều lực tác động. 

Nhiều người vì ham rẻ mà chọn những loại bó gối với chất liệu không tốt, không đảm bảo tính co giãn, thoát mồ hôi. Điều này dẫn đến tình trạng, thay vì hỗ trợ cho các cử động linh hoạt hơn thì băng bảo vệ lại bó chặt khớp gối, hạn chế cử động và làm giảm hiệu suất tập luyện, thi đấu. 

Đai băng đầu gối - 6 sai lầm khi lựa chọn và sử dụng

Bó gối chất liệu tốt luôn mang lại hiệu quả sử dụng vượt trội

Bạn sẽ không thể linh hoạt trong các động tác xoay chuyển đầu gối, tiếp đất hay chạy nhảy. Khi băng gối bó quá sát, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy mỏi khớp gối, chồn chân….Vì đầu gối và các cơ, khớp dây chằng phải căng ra để chống lại lực ép, tác động từ bó gối lên đầu gối. Lúc này, bó gối quá chặt, không co giãn lại  là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các chấn thương không mong muốn của người chơi.

Vì vậy, lựa chọn chất liệu tốt là một trong những yêu cầu cơ bản của việc chọn bó gối. Đừng vì tham giá rẻ mà chọn những loại bó gối không tốt, vừa gây bí nóng, khó chịu khi ra mồ hôi lại không có tác dụng gì trong việc hỗ trợ bảo vệ đầu gối. Nên chọn các chất liệu như  Cotton, vải Lycra, vải Spandex vừa co giãn tốt, đàn hồi lại tạo cảm giác thoải mái, thấm hút mồ hôi hiệu quả. Đồng thời, gia tăng tác dụng tự nhiên bảo vệ phần đầu gối khỏi va đập lực, tránh chấn thương.

>> Xem thêm: Bó gối thể thao – Giải pháp tốt phòng tránh chấn thương

2. Chọn sai kích thước

Chọn sai kích thước hay chọn những kích cỡ không phù hợp với đôi chân là lỗi nhiều người mắc phải khi chọn đai băng đầu gối. Bất kỳ loại phụ kiện nào sử dụng khi vận động đều yêu cầu sự phù hợp về kích thước. Việc chọn sai kích cỡ, chọn những loại băng quá chật hoặc quá lỏng đều mang đến cho người sử dụng những tác hại không mong muốn.

Đai băng đầu gối - 6 sai lầm khi lựa chọn và sử dụng

Chọn kích thước vừa vặn là một trong những yêu cầu cơ bản khi mua bó gối

Đai băng đầu gối quá chật, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chân và quá trình lưu thông máu. Còn với loại đai quá lỏng và rộng, băng gối sẽ bị tuột ra trong quá trình vận động. Và chắc chắn, không ai muốn mình rơi vào tình trạng vừa chạy vừa phải chỉnh lại băng đầu gối về đúng vị trí của nó. Vì vậy, yêu cầu về kích thước là một trong những yêu cầu cơ bản của một chiếc băng quấn đầu gối tốt. 

Tùy theo kích thước chân của mỗi người để lựa chọn băng gối có kích thước phù hợp về đường kính, chiều dài. Có thể thử kích thước của băng gối bằng việc thử các cử động chân. Nếu thấy thoải mái, không quá bó sát và không bị trơn tuột khi vận động thì có nghĩa đó là kích thước phù hợp với bạn.

3. Chọn thiết kế không phù hợp với yêu cầu bài tập

Chọn thiết kế đai băng đầu gối không phù hợp với yêu cầu bài tập cũng là một trong những sai lầm phổ biến trong quá trình lựa chọn và sử dụng đai băng.  Đối với những bộ môn mà khớp gối và phần đệm bánh chè thường xuyên phải tiếp xúc với mặt sàn thi đấu như bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá…thì việc lựa chọn những thiết kế với phần đệm silicone luôn là lựa chọn tối ưu.

Miếng đệm chống sốc trên bó gối sẽ là điểm tì êm ái cho đôi chân, giảm lực tác động, chống sốc và phòng tránh chấn thương hiệu quả khi có sự tiếp xúc với nền sàn thi đấu. 

Đai băng đầu gối - 6 sai lầm khi lựa chọn và sử dụng

Cần chọn những thiết kế phù hợp với yêu cầu bài tập

Nhưng với những bộ môn như chạy bộ, leo núi, tennis…đôi chân cần linh hoạt 24/24 thì có cần chọn những thiết kế mỏng nhẹ, đàn hồi và co giãn tối ưu. Lúc này, những dòng đai băng dạng xỏ, được thiết kế lỗ thoáng khí và các loại bó gối có nẹp 2 bên hoặc thiết kế silicone chống trơn trượt, ôm sát đôi chân sẽ là gợi ý hoàn hảo.

Khi chọn đai băng đầu gối, đừng chỉ chọn vì thẩm mỹ mà hãy ưu tiên chọn những thiết kế phù hợp với quá trình vận động, yêu cầu bài tập và bộ môn thể thao mà mình đang chơi để nhận được hiệu quả hỗ trợ tốt nhất. Vì trên thực tế, một số sản phẩm tuy có bề ngoài lịch lãm, “hầm hố” và đậm chất thể thao nhưng lại khiến người dùng gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động. Vì vậy, cần tránh tình trạng chọn băng gối chỉ vì loại băng đó “hợp với mắt thẩm mỹ”.

>> Gợi ý: Bó gối thể thao bóng chuyền: ưu và nhược điểm

4. Đeo băng đầu gối không đúng cách

Quấn băng quá chật hoặc quá lỏng, đeo băng không đúng vị trí, đeo quá cao lên đùi hoặc quá thấp dưới gối…đều là những sai lầm cơ bản nhiều người mắc phải khi đeo đai bảo vệ đầu gối.

Đai băng đầu gối - 6 sai lầm khi lựa chọn và sử dụng

Quấn băng đầu gối quá chật hoặc quá lỏng đều là cách sử dụng sai

Đeo hoặc quấn đai băng đầu gối quá chật hoặc quá lỏng đều không phải là cách sử dụng đúng. Đối với các loại băng quấn, hãy chú ý đến lực quấn băng. Nếu quấn quá chặt, bạn sẽ rất dễ bị đau và gặp vấn đề về lưu thông máu huyết. Nhưng nếu quấn quá lỏng lại khiến băng dễ bị tuột.

Vì vậy, cách đeo đai đúng cách chính là quấn băng với lực vừa phải. Đeo băng vào đúng giữa vị trí khớp gối. Với những loại có miếng đệm, cần đeo sao cho miếng đệm vào vị trí giữa đầu gối và là điểm tì, bảo vệ tốt nhất cho xương bánh chè. Tránh tình trạng đeo quá cao hoặc quá thấp đều không có tác dụng trong việc hỗ trợ, bảo vệ mà còn khiến các vận động của chân trở nên khó khăn hơn.

5. Chỉ sử dụng khi đã gặp chấn thương

Về cơ bản, đai băng đầu gối là một biện pháp bảo vệ và giữ cho đầu gối luôn khỏe mạnh khi vận động, tập luyện với hiệu suất và cường độ cao. 

Băng đầu gối mang nhiều tính năng hỗ trợ phòng tránh chấn thương cho người sử dụng. Nhưng nhiều người lại không có ý thức sử dụng băng khi chơi thể thao. Chỉ đợi đến khi gặp chấn thương rồi mới sử dụng băng. 

Đai băng đầu gối - 6 sai lầm khi lựa chọn và sử dụng

Chỉ sử dụng băng khi gặp chấn thương là một trong những sai lầm khá phổ biến

Lúc này, băng gối chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, phòng tránh chấn thương tái phát và giúp vết thương phục hồi nhanh hơn. Băng hoàn toàn không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh hoặc phục hồi chức năng cho vùng đã tổn thương như nhiều người vẫn tưởng. 

Vì vậy, cần phải đeo băng bảo vệ để phòng tránh chấn thương chứ đừng đợi đến khi gặp phải chấn thương mới đeo băng thì sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi để vết thương có thể phục hồi.

>> Xem thêm: 5 ưu điểm “vàng” của băng thun bó gối thể thao

6. Quá lạm dụng vào đai băng đầu gối

Lạm dụng đai băng đầu gối cũng là một trong những sai lầm thường gặp. Bạn chỉ nên đeo đai băng đầu gối trong những trường hợp tập luyện với cường độ cao hoặc đã từng gặp chấn thương trước đó. Cần tránh tình trạng “cậy” mình đã đeo băng gối mà không khởi động kỹ đầu gối trước khi bước vào tập luyện, thi đấu. Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng khiến người chơi có thể gặp chấn thương khớp gối mặc dù đã sử dụng dụng cụ bảo vệ.

Việc dùng đai băng 24/24 và đeo vào phần lớn thời gian trong ngày, đeo băng cả vào lúc ngủ cũng là cách sử dụng sai. Tuy có tác dụng cố định khớp gối, giảm đau và phòng tránh chấn thương, nhưng việc đeo liên tục trong thời gian dài sẽ khiến khớp gối suy yếu, giảm vận động và có thể giảm sức mạnh, sự linh hoạt của đầu gối. 

Kết luận

Trên đây là 6 sai lầm phổ biến trong quá trình lựa chọn và sử dụng đai băng đầu gối. Mỗi loại đai bó gối đều có tính năng riêng và mang đến sự trải nghiệm nhất định. Sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn phát huy được tối đa tác dụng bảo vệ, hỗ trợ phòng tránh chấn thương của loại phụ kiện này. Đồng thời, đảm bảo an toàn tối đa cho vùng khớp gối trong quá trình  thi đấu, chơi thể thao và cải thiệu hiệu suất tập luyện. 

 

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment