Tay, vai, gối: Bộ phận thường gặp chấn thương trong cầu lông

0
(0)

Cầu lông cũng giống như bất kỳ một môn thể thao nào khác. Có nghĩa là trong quá trình luyện tập, thi đấu, bạn cũng có thể gặp những chấn thương không mong muốn nhẹ thì trẹo chân, sái tay, sưng viêm…Nặng thì có thể gãy chân, gãy tay…Vậy, có những chấn thương trong cầu lông nào là phổ biến và cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

1. Những chấn thương trong cầu lông thường gặp và cách khắc phục

1.1. Những chấn thương trong cầu lông thường gặp

1.1.1. Chấn thương tay khi chơi cầu lông

  • Chấn thương cổ tay: Chấn thương cổ tay là một trong những chấn thương thường gặp trong cầu lông. Khớp cổ tay là một khớp cực kỳ phức tạp. Chủ yếu là những dây chằng đặt nối nhiều xương lại với nhau. Nhưng hầu hết những dây chằng ở cổ tay đều rất yếu và mỏng manh nên rất dễ bị chấn thương. 
Tay, vai, gối: Bộ phận thường gặp chấn thương trong cầu lông

Chấn thương cổ tay là một trong những chấn thương cầu lông khá phổ biến

Một động tác xoay người đón cầu, bẻ cong cổ tay quá mức, lạm dụng cổ tay, cầm vợt quá chắc hoặc đập cầu…đều có thể dẫn đến việc chấn thương cổ tay. Ngoài những chấn thương nhẹ như bong gân, viêm gân thì bạn còn có thể gặp các chấn thương nặng như trật khớp, gãy tay…

  • Chấn thương khuỷu tay: Cũng là một trong những chấn thương cầu lông phổ biến. Tên gọi chung của chấn thương này là tennis elbow (viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay). Đây là tình trạng viêm hoặc rách các khối gân cơ duỗi tại vị trí bám của gân cơ vào mỏm lồi cầu ngoài xương cánh tay gây ra tình trạng đau ở khuỷu tay.

Các triệu chứng đau thường tăng khi thực hiện động tác xoay cẳng tay, gập duỗi ngón tay, nắm chặt tay. Sau đó, cơn đau lan dần xuống cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay…Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng và gây biến chứng.

1.1.2. Chấn thương vai –  một trong các chấn thương thường gặp trong cầu lông

Tay, vai, gối: Bộ phận thường gặp chấn thương trong cầu lông

Chấn thương vai thường xảy ra khi thực hiện các động tác tay cao trên vai

Chấn thương vai, đau vai thường là kết quả của việc thực hiện các động tác tay cao trên vai với cường độ cao và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến vùng gân bị yếu đi và làm tăng nguy cơ chấn thương.

Biểu hiện của chấn thương vai là đau khi nâng vật nặng hoặc cử động tay, đau cổ khi ngủ, đau ở khu vực vùng vai và cổ. Trong một vài trường hợp, bạn có thể cảm thấy khớp vai bị lệch, sưng, đỏ.

Nếu không kịp khắc phục tình trạng trên hoặc nghỉ ngơi trong quá trình luyện tập thì tình trạng đau đớn có thể kéo dài, nặng hơn và bạn có thể sẽ phải phẫu thuật.

>> Tham khảo thêm: Chấn thương khuỷu tay khi tập Gym và cách phòng tránh

1.1.3. Chấn thương đầu gối trong cầu lông

Chấn thương gối, đặc biệt là chấn thương khớp gối khi chơi cầu lông là một tổn thương rất thường gặp trong cầu lông. 

Tay, vai, gối: Bộ phận thường gặp chấn thương trong cầu lông

Chấn thương gối thường xảy ra khi thay đổi hướng chân đột ngột

Có rất nhiều chấn thương xảy ra với khu vực này trong thi đấu cầu lông. Lý do chính là kỹ thuật kém khi lao tới đỡ cầu hay đổi hướng chân đột ngột. Việc này sẽ tạo ra áp lực lớn trên đầu gối gây đau gân bánh chè, sợi gân chạy trên đầu gối. Ngoài ra, cần phải chú ý đến các dây chằng và sụ đệm. Bởi đa phần các chấn thương đầu gối, khớp gối do chơi thể thao đều có liên quan đến các phần trên.

Vì vậy, người tham gia thi đấu hay tập luyện cầu lông cần chú ý đến cách chạy của mình và chú ý đến kỹ thuật chạy khi đỡ cầu, thay đổi hướng chân hoặc đơn giản chỉ là tiếp đất đúng cách sau cú bay người.

1.2. Khắc phục các chấn thương khi chơi cầu lông

Những chấn thương trong cầu lông không phải là hiếm. Không ai có thể tự tin rằng mình sẽ không bao giờ gặp chấn thương trong cầu lông khi thi đấu, tập luyện. Bạn cần nắm rõ một vài cách khắc phục chấn thương tạm thời dưới đây để tránh làm cho tình trạng của mình trầm trọng hơn.

  • Nghỉ ngơi ngay khi chấn thương: Dù có là chấn thương nhẹ hay nặng đi chăng nữa thì việc nghỉ ngơi, ngưng tập luyện hoặc thi đấu cũng là điều rất cần thiết. Hãy tránh việc thi đấu và tập luyện với cường độ cao để cơ thể mình có thời gian và điều kiện để phục hồi, tránh tình trạng thương tổn ngày một trở nên nặng hơn.
Tay, vai, gối: Bộ phận thường gặp chấn thương trong cầu lông

Việc nghỉ ngơi khi gặp chấn thương là rất cần thiết

  • Chườm lạnh: Đây là biện pháp để giảm đau ngay lúc gặp chấn thương. Không chỉ giúp giảm đau hiệu quả, chườm lạnh còn có mục đích là để ngăn ngừa các biến chứng, không gây tụ máu hay chảy máu cho khu vực gặp chấn thương. 

Dùng túi chườm lạnh ngay tại chỗ 10 – 15 phút cách nhau khoảng 1h. Việc chườm lạnh cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Những ngày đầu mới bị thương, bạn cần chăm chỉ chườm hơn. Tránh việc chườm quá lâu hoặc chườm trực tiếp sẽ khiến vùng da ở khu vực tổn thương bị bỏng.

  •  Sử dụng băng ép cố định: Với mục đích là giảm sưng đau, chảy máu. Bạn có thể sử dụng các loại băng thun quấn ép dưới vùng tổn thương. Nên quấn chặt tay trong những vòng đầu và sau đó lỏng dần.
  • Kê cao khu vực bị tổn thương: Những vùng bị tổn thương cần được bảo vệ và kê cao nhằm giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng đau và viêm. Bạn có thể kê cao chân 10 – 15 phút trong những ngày đầu sau tổn thương nhằm hạn chế nguy cơ để lại vùng thâm tím trên da.

>> Xem thêm: 5 chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp và cách điều trị

2. Cách phòng tránh chấn thương khi chơi cầu lông

2.1. Sử dụng băng bó cơ để bảo vệ những vùng cơ quan trọng

  • Đối với chấn thương ở tay: Khi chơi cầu lông, những bộ phận quan trọng như khuỷu tay, cẳng tay, cổ tay rất cần đến sự chăm sóc. Vì vậy, các dụng cụ như bó cổ tay, băng bảo vệ khuỷu tay có thể hỗ trợ vùng gân, cơ, giúp giảm đau khi vận động và ngăn ngừa mồ hôi chảy xuống lòng bàn tay. Vì vậy, đây là những dụng cụ rất cần thiết để bạn phòng tránh chấn thương.
  • Đối với đầu gối, chân: Một chiếc băng quấn bảo vệ khớp gối hay bó gót chân đều là những dụng cụ khá cần thiết để giảm áp lực, tránh tổn thương sau khi thực hiện những động tác di chuyển chân, đầu gối liên tục. Đồng thời tránh được tình trạng bong gân, lật bàn chân nếu trước đó bạn đã từng gặp những chấn thương này.
Tay, vai, gối: Bộ phận thường gặp chấn thương trong cầu lông

Băng quấn bảo vệ gối là dụng cụ cần thiết trong quá trình tập luyện và thi đấu

2.2. Khởi động kỹ trước khi thi đấu, luyện tập

Không chỉ trong bộ môn cầu lông mà tất cả những môn thể thao khác đều rất cần đến sự khởi động kỹ càng. Quá trình khởi động sẽ làm hệ cơ ấm lên, giúp hệ thống tuần hoàn bơm máu giàu oxy đến cơ bắp và tránh được tình trạng chuột rút, đột quỵ, căng cơ hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. 

Cần thực hiện các bài khởi động nhẹ. Sau đó, đến các bài khởi động chuyên sâu tùy theo từng môn thể thao phù hợp.

2.3. Không thi đấu khi cơ thể đang gặp chấn thương

Trên thực tế, có nhiều cầu thủ chuyên nghiệp vẫn ra sân thi đấu sau khi gặp chấn thương hoặc chấn thương chưa kịp phục hồi. Điều này sẽ khiến giảm hiệu quả thi đấu và làm cho tình trạng chấn thương ngày càng nặng hơn. Thậm chí họ còn phải từ bỏ cả sự nghiệp khi gặp chấn thương nặng.

Vì vậy, với những người tập luyện không chuyên, việc nghỉ ngơi khi cơ thể đang gặp chấn thương rất quan trọng. Hãy đến bác sĩ để kiểm tra và nghe theo lời khuyên của các chuyên gia về thời điểm có thể thi đấu lại khi cơ thể gặp bất kỳ tổn thương nào gây đau kéo dài.

2.4. Chú ý tập luyện đúng kỹ thuật

Những người mới tập hoặc chơi cầu lông cần phải học thật kỹ và vận dụng tốt những kỹ thuật cầu lông cơ bản. Sau đó mới vận dụng đến những kỹ thuật khó. Việc đốt cháy giai đoạn trong quá trình tập luyện sẽ không mang lại kết quả. Thậm chí, còn khiến bản thân gặp tổn thương không mong muốn. 

2.5. Kiểm tra lại các dụng cụ tập luyện

Tay, vai, gối: Bộ phận thường gặp chấn thương trong cầu lông

Kiểm tra lại các dụng cụ trước khi tập là yêu cầu cơ bản

Để tránh chấn thương trong cầu lông, việc kiểm tra các dụng cụ trước khi tập luyện, thi đấu là rất cần thiết. Quả cầu lông, vợt đánh cầu, thảm sân cầu lông là những dụng cụ bạn cần phải kiểm tra kỹ trước khi bước vào quá trình luyện tập. Có những chấn thương xảy ra khi người chơi chưa lựa chọn vợt cầu lông phù hợp (vợt quá nặng hoặc quá nhẹ, vợt kém chất lượng…) đã gây ra những chấn thương ở vùng tay, cổ tay…và cản trở đến kết quả của việc luyện tập.

>> Xem thêm: Top 5+ chấn thương bóng đá kinh hoàng khiến bạn “rùng” mình

Ngoài những lưu ý trên, bạn cần phải kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống và thời gian luyện tập điều độ, đánh cầu đúng kỹ thuật để phòng tránh chấn thương trong cầu lông hiệu quả

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment