5 bước để chọn loại băng gối phù hợp nhất với bạn

4
(1)

Những cơn đau đầu gối có thể trở thành trải nghiệm kinh hoàng nếu bạn không thể đi lại, không thể tiếp tục chơi thể thao, ảnh hưởng nặng nề tới công việc. Sử dụng băng gối kết hợp với những kỹ thuật phục hồi chức năng giúp giảm đau hiệu quả.  Nhưng bạn đã biết cách chọn băng gối chưa? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây. 

1. Vì sao bạn muốn sử dụng băng gối 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại: băng gối đàn  hồi, băng gối trợ lực, băng gối cho người hồi phục sau chấn thương, băng gối tập Gym…Để chọn được chiếc phù hợp nhất với mình, bạn cần phải biết vì sao bạn muốn sử dụng chúng. Liệu có thể là băng gối thể thao để phòng ngừa chấn thương, để giảm đau đầu gối hay sử dụng trong quá trình phục hồi chức năng?

5 bước để chọn băng gối phù hợp nhất với bạn

Đặc biệt lưu ý, mặc dù bạn có thể dễ dàng mua băng mà không cần đơn của bác sĩ, nhưng với những trường hợp sau phẫu thuật, bạn chỉ nên dùng sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trị liệu. Trường hợp này cần được chuẩn đoán kỹ lưỡng và thực hiện theo những chỉ định của bác sĩ. Vì sử dụng sai loại nẹp có thể dẫn tới chấn thương nặng và kéo dài quá trình phục hồi chức năng. 

2. Xác định mức độ đau và cấp độ của chấn thương 

Chấn thương đầu gối được phân thành 2 loại: cấp tính và mãn tính. Chấn thương cấp tính là những chấn thương liên quan tới gãy xương, rách cơ,… còn chấn thương mãn tính với đặc điểm là gây đau dai dẳng ngay cả khi vết thương đã được điều trị khỏi. Về mặt y học, cơn đau cấp tính không thuyên giảm có thể dẫn tới những cơn đau mãn tính. 

Với những cơn đau nhẹ ở cấp 1, bạn có thể sử dụng loại không có các bộ phận cố định. Loại bó gối này chỉ có tác dụng nén và mang lại hơi ấm cho những vùng bị đau. 

Các trường hợp mà đầu gối không ổn định ở cấp độ 2, tôi khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm có phần trợ lực cho đầu gối bằng nhựa, kim loại nhẹ hoặc dây đai hỗ trợ. Nó có thể tránh các chuyển động đầu gối bị chệch hướng. 

Tình trạng đầu gối mất ổn định ở cấp độ 3 thường được chỉ định bằng băng gối hỗ trợ dây chằng cứng để nén chặt hơn. Các chấn thương mãn tính và trường hợp sau phẫu thuật thường được chẩn đoán ở mức độ 3. 

3. Tìm hiểu về các loại băng gối hiện có trên thị trường 

Tìm hiểu sâu và các loại băng gối và công dụng của chúng giúp bạn lựa được chính xác loại nẹp phù hợp với mình. Trên thị trường hiện nay có 5 loại băng đầu gối bao gồm: băng đàn hồi dạng ống, băng có miếng đệm, dây quấn đầu gối, băng có thanh lò xo trợ lực, khung trợ lực đầu gối.

Băng đàn hồi dạng ống: thường được sử dụng cho những chấn thương ở cấp độ 1. Chúng thường được làm từ vải sợi đàn hồi với 1 ống to và 1 ống nhỏ. Ống to là phần tiếp giáp với đùi, ống nhỏ ở phần tiếp giáp với chân. Loại băng này thường để tạo độ ấm và nén nhưng không tạo ra sự ổn định cho đầu gối. 

5 bước để chọn băng gối phù hợp nhất với bạn

Băng đàn hồi được ứng dụng trong rất nhiều môn thể thao, đặc biệt là bóng đá. Băng gối bóng đá dạng đàn hồi được nhiều người lựa chọn vì sự gọn nhẹ không vướng víu khi chạy lại ôm khít vào đầu gối. Bên cạnh đó, đặc thù của môn bóng đá là tránh những xây xát khi ngã, lúc va chạm với đồng đội nên băng gối đá bóng đáp ứng được tiêu chí này. Không chỉ những cầu thủ chuyên nghiệp, mà những cầu thủ nghiệp dư cũng nên có chiếc băng gối đá banh trong túi đồ tập của mình. 

Băng có miếng đệm: thường làm từ xốp hoặc Silicone mang lại khả năng chống chịu cho phần xương bánh chè. Cũng như băng dạng ống, băng gối chạy bộ này không mang lại sự ổn định nhưng chúng có thể giảm nguy cơ chấn thương trong những bộ môn như xe đạp, trượt ván, trượt patin. Nếu mới chỉ chơi bóng nghiệp dư, bạn cũng có thể tiết kiệm hầu bao bằng cách sử dụng băng gối thủ môn giá rẻ này. 

Nếu đã xem nhiều trận đấu bóng chuyền trong nước và quốc tế, thật không xa lạ gì với hình ảnh những cầu thủ bóng chuyền sử dụng băng gối dài có miếng đệm. Với những pha cứu bóng, đỡ bóng đầu gối thường va chạm với bề mặt sân, nếu không có băng gối bóng chuyền, cầu thủ sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp. Băng gối bóng chuyền có cả 2 loại dài và ngắn, nhưng băng gối dài vẫn được lựa chọn nhiều hơn do có thể bảo vệ cả phần đùi. 

Dây đai quấn đầu gối: Loại dây đai này được thiết kế để ngăn ngừa chấn thương trong các hoạt động thể thao hay những thói quen hàng ngày. Loại băng gối bảo vệ dây chằng nén chắc, tạo sức mạnh cho đầu gối giúp bạn tự tin hơn khi hoạt động. 

Băng có thanh trợ lực: dành cho những chấn thương ở cấp độ 2. Thanh lò xo giúp cho khớp gối hoạt động ổn định, không bị chệch hướng. Ngoài ra, nó còn thường được tích hợp với cả phần Silicone ngay trên phần xương bánh xe để bảo vệ tối ưu hơn. 

Khung trợ lực đầu gối: hỗ trợ đầu gối dạng bản lề. Loại băng gối này thường được sử dụng cho những VĐV bị tổn thương dây chằng để bảo vệ và tăng độ ổn định. Việc bổ sung thêm bản lề bằng kim loại giúp giảm đau cho những trường hợp bị viêm khớp – thoái hóa khớp ( thường gặp ở người cao tuổi ), rách sụn hoặc bong gân. 

4. So sánh ưu và nhược điểm của từng loại băng gối 

Các sản phẩm dạng ống, miếng đệm, dây đai có ưu điểm là đem lại sự thoải mái trong khi vận động. Bạn nên dùng chúng trong trường hợp phòng ngừa chấn thương hoặc chấn thương nhẹ.

Với những người gặp chấn thương nặng hơn, sử dụng 3 loại băng gối trên hầu như không mang lại công dụng gì. Bạn cần những băng gối cố định chắc chân hơn. Lúc này, hãy chọn loại băng có thanh trợ lực, khung trợ lực đầu gối. Một số nhãn hiệu như băng gối GoodFit, băng gối Amber, băng gối Aolikes đang dành được sự ưu chuộng của đông đảo người dùng. 

5 bước để chọn băng gối phù hợp nhất với bạn

5. Nhận sự tư vấn từ bác sĩ trị liệu 

Việc chọn đồ băng gối rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn tới sức mạnh, sự linh hoạt, khả năng giữ thăng bằng trên chân. Nếu bị chấn thương nặng, chấn thương chuyển biến nặng vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn, hãy tìm sự trợ giúp tới từ bác sĩ trị liệu nhé. 

Tôi tin rằng, với những bước lựa chọn kỹ càng thế này, bạn sẽ chọn được loại băng gối phù hợp. 

Đánh giá của bạn

4 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment