5 chấn thương thể thao đầu gối thường gặp, phổ biến

5
(1)

Chấn thương thể thao đầu gối là một trong những tình huống rất dễ xảy ra khi người chơi thường xuyên va chạm hoặc tác động lực mạnh vào khu vực đầu gối. Thương tổn đầu gối sẽ gây hạn chế vận động, ảnh hưởng đến hiệu suất luyện tập, cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người tập. Dưới đây là 5 loại chấn thương thể thao đầu gối phổ biến trong quá trình chơi thể thao.

1. Những bộ môn nào dễ gặp chấn thương thể thao đầu gối?

Khi luyện tập, chơi thể thao, nhất là những bộ môn cần đến sự vận động của đầu gối thì việc gặp chấn thương thể thao đầu gối rất dễ xảy ra. Kể cả những người tập luyện chuyên và không chuyên chắc chắn đều đã từng gặp loại chấn thương này. Dưới đây là 5 bộ môn dễ gặp chấn thương khớp gối nhất.

Bóng đá

5 chấn thương thể thao đầu gối thường gặp, phổ biến

Bộ môn thể thao “vua” rất dễ xảy ra chấn thương đầu gối

Bóng đá là bộ môn thường xuyên xảy ra chấn thương thể thao đầu gối. Do các cầu thủ thường sử dụng phần lớn thời gian để di chuyển trên sân. Do đó, các khớp gối phải vận động liên tục một cách linh hoạt. Điều này khiến khớp gối phải chịu những áp lực lớn từ việc di chuyển, tung cú sút dứt điểm, thay đổi hướng đột ngột, va chạm…Do đó, chấn thương đầu gối là điều khó tránh khỏi. 

Bóng rổ

Bóng rổ cũng xếp trong danh sách các bộ môn thường xuyên xảy ra chấn thương thể thao đầu gối.  Cầu thủ chơi bóng thường xuyên phải chuyển động và lặp đi lặp lại các động tác nhảy cao. Điều này khiến đầu gối phải liên tục chịu áp lực dẫn đến chấn thương. Khi cầu thủ luyện tập quá sức với cường độ cao, gối phải gánh trọng lượng của cơ thể và chịu trọng lực lớn khi tiếp đất, chấn thương đầu gối chắc chắn sẽ xảy ra.

Bóng chuyền

Bóng chuyền là bộ môn cần nhiều đến sự di chuyển của đôi chân nên bất kỳ cử động xoắn chân quá mức, xoay gối đột ngột, va chạm với sàn cứng…đều có thể dẫn đến chấn thương gối. Do đó, cũng cần chú ý đến kỹ thuật khi chơi để phòng tránh chấn thương.

Chạy bộ

5 chấn thương thể thao đầu gối thường gặp, phổ biến

Tổn thương đầu gối là ám ảnh của những người chạy bộ

Đau đầu gối khi chạy bộ là một trong những nỗi ám ảnh đối với người tập chạy. Khi bạn chạy sai tư thế hoặc chạy không đúng kỹ thuật, các cơ, khớp sẽ bị lệch khỏi vị trí và di chuyển sai lệch so với vị trí ban đầu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các thương tổn đầu gối gây đau đớn và ảnh hưởng đến việc tập luyện, sinh hoạt của người chạy. Vì vậy, chạy bộ cũng là một trong những môn thể thao tiềm ẩn nguy cơ chấn thương khớp gối rất lớn.

Trên đây chỉ là ví dụ về một vài bộ môn dễ xảy ra các chấn thương thể thao đầu gối. Nhìn chung, với bất cứ bộ môn nào cần nhiều đến sự vận động của đôi chân, việc chấn thương là rất khó tránh khỏi. Vì vậy, người tập luyện cần có các biện pháp khắc phục cho riêng mình. Dưới đây là top 5 chấn thương đầu gối thường gặp và cách xử trí tạm thời.

>> Xem thêm: 3 dạng chấn thương vai khi tập gym phổ biến? Cách xử lý

2. Top 5 chấn thương thể thao đầu gối thường gặp

2.1. Rách hoặc đứt dây chằng 

5 chấn thương thể thao đầu gối thường gặp, phổ biến

Rách hoặc đứt dây chằng là một chấn thương đầu gối cần nhiều thời gian phục hồi

Khớp gối là khớp khỏe nhất vì nâng đỡ toàn bộ cơ thể và khớp gối thường khá linh hoạt trong các cử động. Nhưng, khi đầu gối chịu những tác động mạnh và đột ngột lặp đi lặp lại, bạn có thể gặp phải các chấn thương thể thao đầu gối đáng tiếc như giãn, rách hoặc đứt dây chằng. Tổn thương dây chằng chéo trước (ACL)  thường thể hiện dưới nhiều hình thái như giãn dây chằng, đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn. Các tổn thương ACL thường rất nặng, cần nhiều thời gian để phục hồi và có thể phải sử dụng đến biện pháp phẫu thuật.

Ngoài ra, chấn thương dây chằng đầu gối còn thường xảy ra với dây chằng chéo sau (PCL) và dây chằng chéo giữa (MCL). Những chấn thương này thường đi kèm với những thương tổn khác, nhưng mức độ thường không nghiêm trọng bằng tổn thương ACL. Tuy nhiên, người gặp chấn thương vẫn cần đến gặp bác sĩ và có thời gian lâu dài để phục hồi. 

Xử trí tạm thời

  • Thả lỏng, nghỉ ngơi và tránh gây áp lực lên đầu gối.
  • Chườm đá mát để giảm đau.
  • Dùng thuốc giảm đau hoặc nẹp đầu gối theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu cần, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để nối lại dây chằng.

2.2. Viêm gân bánh chè đầu gối

5 chấn thương thể thao đầu gối thường gặp, phổ biến

Viêm gân xuất phát từ phần xương bánh chè

Viêm gân là tình trạng các gân đầu gối bị viêm và sưng lên. Tình trạng viêm thường chạy từ xương bánh chè (chỏm đầu gối) đến xương chày (xương ống chân). 

Ngoài những nguyên nhân đến từ việc khớp gối phải hoạt động nhiều thì viêm gân bánh chè đầu gối còn có thể xảy ra ở những người đã từng bị bệnh viêm lồi củ trước xương chày (bệnh Osgood- Schlatter) và đã từng bị đau ở trước đầu gối.

Chấn thương thể thao đầu gối viêm gân bánh chè thường gây ra cho đầu gối những cơn đau đột  ngột. Sau đó, đau có thể tăng dần, liên tục, đau tăng lên khi vận động. Viêm gân bánh chè thường bình phục tự nhiên hoặc trở thành mãn tính.

Khắc phục

  • Nghỉ ngơi tạm thời, chườm đá.
  • Giảm các hoạt động làm căng giãn dây chằng bánh chè.
  • Tập các bài tập vận động tăng cường cho cơ tứ đầu và gân kheo.
  • Đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng đau không giảm.

2.3. Tổn thương sụn khớp

5 chấn thương thể thao đầu gối thường gặp, phổ biến

Sụn khớp cũng là bộ phận rất dễ bị tổn thương

Sụn khớp là phần bao phủ đầu xương đùi và xương chày ở trong khớp, đảm bảo sự trơn nhẵn cho phép đầu gối cử động linh hoạt, nhẹ nhàng và chịu được sức nặng. Sụn khớp còn giảm áp lực và chấn động lên bề mặt khớp hiệu quả. Tuy nhiên, do không có mạch nuôi và không gắn với đầu mút thần kinh nên không thể tự liền. 

Khi đầu gối chịu một áp lực quá nhanh, mạnh so các động tác xoay gối, xoắn gối…sẽ khiến sụn khớp rách, vỡ. Tổn thương sụn khớp cũng gây đau và có thể tạo thành dị vật trong khớp, gây kẹt khớp. Triệu chứng là đau khi cử động và nghe tiếng kẹt khớp, lục cục trong khớp.

Khắc phục

  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý.
  • Chườm túi lạnh khăn lạnh giảm đau.
  • Sử dụng thuốc giảm đau.
  • Tùy vào tình trạng tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định chữa nội soi, ghép sụn hoặc thay sụn…

2.4. Bong gân đầu gối

Khớp đầu gối được coi là phần bản lề giúp chân có thể di chuyển trước sau một cách lin hoạt. Bong gân đầu gối liên quan đến tình trạng dây chằng bị kéo rách hoặc quá căng giữa các mô giữa xương. Điều này khiến cấu trúc trong khớp gối nối xương đùi và xương ống chân bị tổn thương, lỏng lẻo do dây chằng bị sử dụng quá mức. 

Bong gân làm một trong những chấn thương thể thao đầu gối gây đau đớn và có thể dẫn đến các tình trạng bệnh lý khác  nghiêm trọng hơn.

Khắc phục

  • Nghỉ ngơi chườm đá lạnh để giảm đau và ngăn ngừa chảy máu
  • Dùng nẹp hoặc thun y tế để cố định khớp gối.
  • Tùy vào chỉ định của các chuyên gia y tế có thể tiểu phẫu nối lại hoặc thay thế dây chằng. 

2.5. Vỡ xương đầu gối

5 chấn thương thể thao đầu gối thường gặp, phổ biến

Vỡ xương đầu gối là một trong những chấn thương nghiêm trọng

Trong các chấn thương thể thao đầu gối thì vỡ xương đầu gối khá nghiêm trọng. Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng không phải là không xảy ra. Chấn thương phổ biến là gãy, vỡ xương bánh chè. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc xương giòn xốp, va chạm mạnh khi tập luyện hoặc đã có những vết rạn nứt từ trước. Vì vậy, hãy đảm bảo khớp gối hoàn toàn lành lặn, không chịu tác động lực mạnh và không gặp bệnh lý về nứt xương hoặc giãn xương trước đó.

Khi vỡ xương đầu gối, cần đưa người bện đến bệnh viện ngay lập tức để các bác sĩ có hướng điều trị kịp thời.

>> Gợi ý: Điểm danh 7 chấn thương leo núi, trekking thường gặp

3. Phòng tránh chấn thương thể thao đầu gối cần lưu ý gì?

Chấn thương thể thao đầu gối hoàn toàn có thể phòng tránh khi người chơi chú ý đến một vài lưu ý sau:

  • Khởi động kỹ để làm nóng cơ thể và các cơ khớp ở trạng thái sẵn sàng vận động, tránh tổn thương.
  • Chú ý đến các kỹ thuật tập luyện. Tập đúng, tập đủ, tránh việc tập quá sức sẽ gây áp lực lên các cơ, xương khớp làm chúng yếu đi và dễ bị tổn thương.
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn cơ để tăng độ dẻo dai cho cơ thể, giúp dây chằng và hệ thống gân cơ kết nối sẽ trở nên vững chắc hơn, giảm các nguy cơ chấn thương có thể xảy ra với người tập.
  • Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những yêu cầu cơ bản để có một cơ thể khỏe mạnh và trạng thái vận động thể lực sung mãn nhất. Vì vậy, hãy chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
  • Cuối cùng, một điểm đáng lưu ý nữa chính là việc sử dụng các dụng cụ bảo hộ như băng gối, bó gối khi tham gia luyện tập, thi đấu. Dụng cụ này sẽ góp phần cố định vững chắc khớp gối, gia tăng sức mạnh của đầu gối và giúp việc tập luyện đảm bảo hiệu quả cao hơn vì người tập sẽ không cần phải lo về việc chấn thương.
5 chấn thương thể thao đầu gối thường gặp, phổ biến

Sử dụng bó gối là cách phòng tránh chấn thương bóng chuyền hiệu quả

>> Xem thêm: 5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

4. Kết luận

Chấn thương thể thao đầu gối là điều rất khó có thể tránh khỏi trong quá trình tập luyện thể dục thể thao. Đa phần những chấn thương này sẽ được ngăn ngừa hiệu quả nếu người chơi thận trọng, rèn luyện sức bền, kéo căng và sử dụng những dụng cụ bảo hộ cần thiết. Trong nhiều trường hợp, nếu chấn thương quá nặng, người chơi nên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ.  Không nên tự điều trị tại nhà đề phòng nguy cơ chấn thương biến chứng nặng hơn. 

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment