Điểm danh 7 chấn thương leo núi, trekking thường gặp

5
(1)

Leo núi, trekking là những hình thức tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe được nhiều người yêu thích và thực hiện. Không chỉ gia tăng sức khỏe, leo núi và trekking còn giúp người tham gia có dịp gần gũi với thiên nhiên, giúp giải tỏa stress, căng thẳng tinh thần một cách hiệu quả.

Nhưng, những hành trình lội suối, băng rừng hoặc vượt qua địa hình hiểm trở vô tình đã gây ra những chấn thương không mong muốn cho người tập luyện. Dưới đây là 7 chấn thương leo núi, trekking thường xảy ra.

1. Chấn thương ngoài da: Phồng rộp – côn trùng đốt

Chấn thương ngoài da, phồng rộp do cháy nắng hoặc côn trùng đốt chính là một trong những chấn thương leo núi, trekking thường gặp nhất. Hầu như tất cả những người tham gia đều gặp phải những chấn thương ngoài da này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như do ánh nắng mặt trời làm cháy hoặc phồng rộp da. Côn trùng đốt để lại những vết đau, ngứa….Hoặc có thể do dị ứng với thời tiết, nguồn nước…

Điểm danh 7 chấn thương leo núi, trekking thường gặp

Chấn thương ngoài da khi leo núi thường do việc thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Nhưng chấn thương leo núi, trekking này thường nhẹ và rất dễ để khắc phục. Bạn chỉ cần xem xét đến các phương án như mặc những trang phục dài tay, chuẩn bị kỹ càng các phụ kiện như bao tay, áo chống nắng, mũ nón…Ngoài ra, bạn còn có thể xem xét đến các phương án như thoa kem chống nắng, bôi thuốc chống côn trùng để hạn chế các tình trạng trên.

2. Vai – bộ phận dễ gặp chấn thương leo núi, trekking

Chấn thương vai là một trong những dạng chấn thương leo núi, trekking phổ biến. Đây là chấn thương chiếm 17% các loại chấn thương leo núi, trekking thường gặp. Các vận động viên thường phải leo trèo trên những mỏm núi hoặc đá tảng thường dễ gặp chấn thương do lặp đi lặp lại các chuyển động lên, xuống của chi trên khi đeo bám trên địa hình thẳng đứng hoặc nhô cao. 

Điểm danh 7 chấn thương leo núi, trekking thường gặp

Leo bám trên địa hình thẳng đứng khiến chấn thương vai xảy ra

Khi cử động này được lặp đi lặp lại với tần suất lớn và độ khó cao thì thương tổn càng dễ xảy ra. Chấn thương vai khi leo núi, trekking chủ yếu là viêm rạch vòng bít quay, viêm gân chóp xoay, tổn thương sụn viền…

Để phòng tránh chấn thương này, bạn cần khởi động kỹ trước khi hoạt động. Tránh việc tăng cường độ hoạt động lên đột ngột. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và thăm khám khi xuất hiện những tình trạng như sưng tấy, đau cứng hoặc khó cử động khớp vai.

>> Xem thêm: 3 dạng chấn thương vai khi tập gym phổ biến? Cách xử lý

3. Chuột rút – căng cơ

Một trong những chấn thương leo núi, trekking phổ biến khác chính là tình trạng chuột rút, căng cơ. Đây là hiện tượng co mạnh đột ngột, đau và thắt chặt các cơ. Hiện tượng này thường đến đột ngột kéo dài vài giây đến vài phút. Ở những người leo núi, trekking, chuột rút – căng cơ xảy ra ở cả tay và chân do đây là những bộ phận phải tham gia nhiều vào quá trình vận động.

Điểm danh 7 chấn thương leo núi, trekking thường gặp

Chuột rút, căng cơ cũng là tình trạng thường xuyên xảy ra với các trekker

Chuột rút có thể coi là những chấn thương tạm thời vì khi các cơn đau cấp tính do chuột rút đi qua, người bị chuột rút vẫn có thể cảm thấy đau âm ỉ tại khu vực bị rút. Đối với những trekker, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể làm chậm tiến độ của cả đoàn.

Để hạn chế chấn thương leo núi, trekking này, trekker cần khởi động kỹ  trước khi xuất phát, đồng thời có chế độ tập luyện trước đi hợp lý. Khi gặp tình trạng này, cần áp dụng các biện pháp như kéo căng, xoa bóp, làm ấm, uốn cong chân hoặc đi chân trần để tránh tình trạng chấn thương, giảm đau nhức.  

4. Trật mắt cá

Trật mắt cá được coi là chấn thương leo núi, trekking khá nghiêm trọng và phổ biến. Đây là tình trạng tổn thương, đứt dây chằng (có thể đứt hoàn toàn hoặc đứt không hoàn toàn) các sợi của dây chằng nối các xương ở khớp lại với nhau. Khi bị đứt dây chằng, bạn sẽ cảm thấy đau buốt ở phần mắt cá, kèm theo cảm giác sưng, đau đớn trong mỗi bước đi. 

Có tình trạng trên là do di chuyển không cần thận, tiếp đất sai tư thế hoặc thường xuyên di chuyển không vững trên các bề mặt dốc đá, gồ ghề, không bằng phẳng…Đây cũng là đặc trưng của địa hình trekking hoặc leo núi.

Điểm danh 7 chấn thương leo núi, trekking thường gặp

Thường xuyên di chuyển trên các bề mặt không bằng phẳng khiến chấn thương mắt cá xảy ra

Khi bị trật mắt cá, bạn không nên cố gắng di chuyển mà hãy nghỉ ngơi, chườm lạnh hoặc sử dụng băng mắt cá để cố định chắc chắn khu vực mắt cá bị chấn thương. Hạn chế chuyển động ở chân bị thương hoặc di chuyển nhẹ nhàng dưới sự hỗ trợ của đồng đội để về đích sớm nhất có thể.

Ngoài ra, bạn có thể gia tăng độ vững chắc của cổ chân bằng cách sử dụng băng cố định mắt cá trước mỗi cuộc hành trình.

5. Hội chứng Rotator cuff

Nhắc đến chấn thương khi leo núi, trekking, không thể không nhắc đến hội chứng Rotator cuff. Rotator cuff là một dạng chấn thương vai và phổ biến ở những người thường xuyên leo núi hoặc trèo qua những địa hình mỏm đá, hiểm trở. 

Điểm danh 7 chấn thương leo núi, trekking thường gặp

Rotator cuff là hội chứng chấn thương vai phổ biến

Hành động thường xuyên kéo cơ thể với trọng lượng nặng lên với tình trạng cánh tay ở trên đầu sẽ khiến vòng bít quay (có trách nhiệm cung cấp sự ổn định cho vai) sẽ trở nên  yếu dần. Cơ sinh học thay đổi gây ra tình trạng viêm gân chóp xoay từ nhẹ đến nặng. 

Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau, yếu cánh tay khi nâng vật nặng hoặc hạ tay, đưa tay ra sau lưng hoặc đầu, tiếng kêu lách cách ở vai…Khi gặp tình trạng này, bạn cần ngưng luyện tập và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời chườm đá, sử dụng thuốc chống viêm, luyện tập những bài tập tăng cường sức mạnh cơ vai…

>> Gợi ý: Những chấn thương trong bóng đá phổ biến và nguy hiểm

6. Chấn thương khuỷu tay

Đau khuỷu tay bên (khuỷu tay quần vợt) là một dạng chấn thương leo núi, trekking rất phổ biến. Không chỉ xảy ra với những vận động viên leo núi mà còn với cả người chơi cầu lông, golf, tennis….

Có điều này là do sử dụng quá mức cơ duỗi của cơ cẳng tay. Nhất là khi leo trèo, không chỉ phần ngón tay mà cả phần khuỷu tay cũng phải chịu áp lực nhất định để có thể nâng toàn bộ cơ thể lên. Việc lặp đi lặp lại hoạt động của cơ cẳng bắp tay sẽ khiến chấn thương khuỷu tay xảy ra với những dấu hiệu cơ bản như đau viêm đỏ bên phần ngoài khuỷu tay, đau tăng khi duỗi khuỷu…

Điểm danh 7 chấn thương leo núi, trekking thường gặp

Khi leo bám, cả phần ngón tay và khuỷu tay cùng phải chịu áp lực lớn

Nghỉ ngơi, chườm lạnh là những giải pháp khi chấn thương khuỷu tay. Nhiều người còn có thể cần đến sự trợ giúp của các loại thuốc chống viêm. Những người thuộc nhóm nguy cơ cao cần thường xuyên luyện tập các bài tập kéo giãn cơ vùng khuỷu. Chỉ nên tăng dần thời gian luyện tập và không chơi quá sức để tránh chần thương trở lại.

7. Chấn thương đầu gối

Vận động viên leo núi, trekker thường xuyên phải sử dụng đến cả chân và tay để chinh phục những ngọn núi cao hoặc những loại địa hình khó. Vì vậy, chấn thương đầu gối là một trong những chấn thương leo núi, trekking rất thông dụng.

 Sự căng thẳng đầu gối do thường xuyên lặp đi lặp lại các động tác leo trèo, ngã, hoặc va đập với vật cứng có thể gây ra tình trạng tổn thương sụn chêm hoặc bất kì loại gân, dây chằng nào trong khớp. Thêm vào đó, việc ngón chân hướng xuống để giữ thăng bằng, xoay hông vào trong khi vẫn giữ căng chân hoặc hông không có đủ độ dẻo dai cũng có thể gây ra một lượng lớn lực căng lên đầu gối dẫn đến chấn thương. 

Điểm danh 7 chấn thương leo núi, trekking thường gặp

Thường xuyên va đập với vật cứng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chấn thương đầu gối

Để phòng chống và xử lý trường hợp này, ta cần có một chế độ luyện tập phù hợp trước chuyến đi một thời gian dài. Trekker cần trang bị cho mình các dụng cụ như bó gối, băng khớp gối, gậy trekking đê hỗ trợ giảm áp lực trọng lượng lên đầu gối. Đồng thời, cẩn thận trong từng bước di chuyển của mình.

>> Xem thêm: 5 chấn thương khi chạy bộ phổ biến các runner thường gặp

7 chấn thương leo núi, trekking trên đây rất phổ biến cho người tập luyện. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và phụ kiện cần thiết để phòng tránh các chấn thương leo núi, trekking có thể xảy ra với mình nhé !

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment