Những chấn thương trong bóng đá phổ biến và nguy hiểm

5
(1)

Bóng đá là môn thể thao vua được cả thế giới ưa chuộng và tập luyện. Nhưng đây cũng là bộ môn thể thao có tính đối kháng cao. Chỉ cần một cú va chạm, tiếp đất  hoặc xoay người sai kỹ thuật cũng có thể dẫn đến những chấn thương nguy hiểm. Vì vậy, bóng đá tuy là bộ môn được nhiều người đam mê, nhưng cũng là môn rất dễ xảy ra chấn thương. Những chấn thương trong bóng đá dưới đây đều là những chấn thương nghiêm trọng.

1. Gãy xương

Những chấn thương trong bóng đá phổ biến và nguy hiểm
Gãy xương là mộ trong những chấn thương nghiêm trọn các cầu thủ thường gặp

Khi nói tới những chấn thương trong bóng đá gây nguy hiểm cho người chơi, không thể bỏ qua gãy xương. Đây là một trong  những chấn thương khi chơi bóng đá có thể xảy ra với các cầu thủ. 

Tình trạng gãy xương chiếm khoảng 25% các chấn thương nghiêm trọng trong bóng đá. Gãy xương thường xảy ra khi cầu thủ va chạm trên sân cỏ, tiếp đất với lực mạnh hoặc vấp ngã. Xương bàn chân, ống quyển, xương sườn, xương bàn tay là những bộ phận thường chịu lực tác động của va chạm và rất dễ xảy ra rạn xương, gãy xương. Đa số, các chấn thương này thường rất khó để phòng tránh. Một khi đã gặp thì cần phẫu thuật hoặc rất nhiều thời gian mới có thể lành lặn.

Dấu hiệu gãy xương thường thấy là đau nhức, sưng nề ở vùng bị gãy và không thể vận động, đi lại. Có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy bằng mắt thường. 

Cách xử lý:

  • Dừng và hạn chế di chuyển, tránh tổn thương nặng hơn.
  • Cầm máu bằng băng gạc hoặc vải sạch.
  • Băng nẹp cố định vùng bị gãy.
  • Di chuyển trên cáng cứng tới cơ sở y tế gần nhất.

>> Xem thêm: 5 chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp và cách điều trị

2. Chấn thương đầu 

Những chấn thương trong bóng đá phổ biến và nguy hiểm
Chấn thương đầu thường xảy ra khi thực hiện những cú đánh đầu

Chấn thương đầu là một trong những chấn thương khi đá bóng rất nguy hiểm vì nó có thể tác động tới ý thức của  người gặp chấn thương. Chấn thương đầu xảy ra khi vùng đầu gặp phải những tác động mạnh như va đập đầu với đối thủ, đập đầu vào cột dọc, tiếp đất bằng đầu hoặc đón bóng bằng đầu sai kỹ thuật. Những chấn thương tại vùng mắt, mũi, miệng cũng được xếp vào chấn thương vùng đầu và các chấn thương hay gặp trong bóng đá

Cũng như gãy xương, chấn thương vùng đầu cũng rất khó phòng tránh và nguy hiểm có thể khiến nạn nhân co giật, bất tỉnh tạm thời hoặc mất trí, nặng hơn nữa là khả năng tử vong cao cho những cầu thủ gặp phải.

Cách xử lý:

  • Để bệnh nhân nằm yên tại vị trí, không nên di chuyển nạn nhân trừ khi thực sự cần thiết.
  • Dùng băng gạc sạch cầm máu nếu có chảy máu.
  • Để các chuyên gia hoặc bác sĩ xử lý theo chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Chấn thương thoát vị 

Những chấn thương trong bóng đá phổ biến và nguy hiểm
Thoát vị và chấn thương háng cũng là một chấn thương phổ biến trong bóng đá

Thoát vị cũng là một chấn thương thường gặp trong bóng đá. Thoát vị và chấn thương háng xảy ra khi cầu thủ tập luyện quá sức, thường xuyên phải di chuyển nhanh, xoay người đột ngột để tung cú sút bóng với lực mạnh. 

Khi thực hiện điều này liên tục, vùng cơ háng và  cột sống thường xuyên bị áp lực, dẫn tới tổn thương. Người bị thoát vị sẽ gặp khó khăn khi ngồi hay di chuyển và bị đau ở vùng háng. Trong giai đoạn này, cầu thủ và người luyện tập vẫn có thể tiếp tục tập luyện và chơi thể thao, nhưng chấn thương sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn dẫn tới tình trạng không thể di chuyển hoặc có thể mất khả năng đi lại.

Cách xử lý :

  • Tạm dừng các hoạt động thể thao, di chuyển, tránh tình trạng nặng hơn.
  • Đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục thi đấu hoặc luyện tập hay không.

>> Gợi ý: 3 loại dụng cụ bảo vệ hữu ích cho người chơi bóng đá

4. Đứt dây chằng chéo

Những chấn thương trong bóng đá phổ biến và nguy hiểm
Dây chằng chéo có thể bị rách một phần hoặc hoàn toàn

Chấn thương dây chằng chéo cũng có tên trong danh sách các loại chấn thương trong bóng đá phổ biến. Dây chằng chéo (ACL) nằm sâu trong khoảng đầu nối giữa đầu gối xương đùi và xương ống chân để ngăn chặn cẳng chân bị di chuyển quá mức về phía trước.

Chấn thương ACL xảy ra vì nhiều lý do, nhưng phổ biến nhất vẫn là khi chân cầu thủ xoắn lại lúc tiếp đất sau một cú nhảy hoặc khớp gối mở quá rộng khiến dây chằng bị xoắn, căng lên. Chấn thương ALC còn do va chạm trực tiếp hoặc gián tiếp trên sân cỏ. Tùy vào tình trạng gặp phải mà ACL có thể bị rách 1 phần hoặc hoàn toàn. Đây cũng được xếp là loại chấn thương nguy hiểm và cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.

Cách xử lý:

  • Hạn chế cử động đầu gối hoặc chơi thể thao.
  • Chườm nóng hoặc lạnh trong khoảng 6 tiếng để giảm đau và chống sưng viêm
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị đau
  • Sử dụng nẹp, nạng gỗ hỗ trợ trong quá trình di chuyển.
  • Đến các cơ sở y tế để khám và xem xét điều trị (có thể bằng phương pháp phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.)

5. Rách đĩa đệm đầu gối 

Những chấn thương trong bóng đá phổ biến và nguy hiểm
Rách đĩa đệm gây đau và sưng tấy đầu gối

Rách đĩa đệm đầu gối cũng là một chấn thương khá quen thuộc khi đá bóng. Bên trong mỗi khớp gối đều có 2 đĩa đệm được tạo nên từ các sợi sụn liên kết. Chấn thương xảy ra khi các cầu thủ co gối, thực hiện động tác sút bóng. Tuy nhiên, nếu thực hiện quá đột ngột và mạnh sẽ khiến cho đĩa đệm bị ép chặt và kẹt giữa 2 xương và bị rách. 

Chấn thương này sẽ gây đau và sưng tấy ở đầu gối. Sụn chêm càng rách lớn thì việc di chuyển của cầu thủ càng khó khăn. Nhiều trường hợp nặng, người chơi bóng phải giã từ sự nghiệp thi đấu của mình.

Cách xử lý: 

  • Hạn chế di chuyển.
  • Tùy vào tình trạng để thực hiện phương pháp R.I.C.E (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép, nâng cao chân…) hoặc cần đến phẫu thuật để có thể phục hồi.

 

6. Cách tránh chấn thương khi đá bóng

Đá bóng bị chấn thương là tình trạng không ai mong muốn xảy ra với mình. Vậy, để phòng tránh chấn thương khi đá bóng, các cầu thủ và người chơi bóng cần chú ý những điều  sau:

  • Khởi động kỹ trước khi ra sân để làm nóng các hệ cơ, xương, khớp và đặt chúng vào tình trạng chuẩn bị sẵn sàng cho việc vận động.
  • Tạo cho cơ thể thời gian để thích ứng với sân cỏ. Không nên ngay lập tức tập luyện và thi đấu với cường độ cao mà chỉ nên nâng dần cường độ và ngưỡng vận động. 
  • Xoạc chân nhẹ nhàng, thực hiện các cú nhảy và các pha tranh bóng điều độ.
  • Sử dụng các dụng cụ bảo hộ cho tay, chân, đầu để tránh bị thương.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi gặp trục trặc về sức khỏe.
  • Trong chế độ ăn uống của mình, bổ sung đầy đủ cân bằng các dưỡng chất quan trọng, nhất là canxi để luôn có hệ xương chắc khỏe, dẻo dai.
  • Tránh xa thuốc lá, vì đây là một trong những nguyên nhân khiến giảm lưu lượng máu đến xương. Từ đó, giảm thiểu sức khỏe của hệ xương, cơ. 
Những chấn thương trong bóng đá phổ biến và nguy hiểm
Thuốc lá gây hại cho hệ cơ và xương

>> Xem thêm: Băng bảo vệ cổ chân- Giải pháp tránh chấn thương bóng đá

Bên cạnh bóng đá nam thì tình trạng bóng đá nữ bị chấn thương cũng không phải là hiếm gặp. Khi đã tham gia luyện tập thể thao, bạn không thể đảm bảo 100% việc mình không bị gặp chấn thương. Nhưng việc cần làm là phải cố gắng phòng tránh được những chấn thương đó hoặc để thương tổn xảy ra ở mức nhẹ, có thể khắc phục.

Nhất là đối với những môn thể thao đối kháng như bóng đá, việc tránh những chấn thương trong bóng đá là điều hết sức cần thiết. Hãy phòng ngừa chu đáo và tập luyện đúng kỹ thuật để tránh những điều không mong muốn xảy ra với mình trong quá trình thi đấu nhé.

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment