3 dạng chấn thương vai khi tập gym phổ biến? Cách xử lý

5
(1)

Trong các phương pháp rèn luyện sức khỏe thì tập gym là bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho bài tập như tăng cường cơ bắp, thân hình hấp dẫn và giúp cho vóc dáng săn chắc. Những đây cũng là bộ môn yêu cầu người tập rất cao về sự kiên trì, sức mạnh và kỹ thuật. Vì vậy, những người tập bộ môn này thường rất dễ gặp phải chấn thương. Và chấn thương vai khi tập gym là một trong những chấn thương phổ biến.

1. Nguyên nhân gây chấn thương vai khi tập gym

Hầu hết, những động tác trong gym – nhất là những bài tập với tạ đều yêu cầu người tập phải vận động nhiều phần cánh tay – vai. Vai là khu vực liên kết với các bộ phận khác do có nhiều dây chằng, bao khớp và gân cơ. Nếu có lực tác động đến, vị trí này sẽ rất dễ bị tổn thương. Người tập hay gặp phải những cơn đau vai, tay sau buổi tập.

3 dạng chấn thương vai khi tập gym phổ biến? Cách xử lý

Chấn thương vai khi tập gym là tình trạng phổ biến

Có thể kể đến các nguyên nhân gây ra chấn thương vai khi tập gym như sau

  • Không khởi động kỹ trước khi thực hiện các bài tập .
  • Tập luyện quá sức với các bài tập quá nặng và cường độ lớn.
  • Thể lực cơ bắp không đủ hoặc tập luyện khi thể trạng cơ thể đang yếu.
  • Dùng lực quá mạnh làm ảnh hưởng đến đây chằng và bung các nhóm cơ.
  • Kỹ thuật tập luyện không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hoặc xoay vai sẽ dẫn đến tập gym bị chấn thương vai.
  • Việc tập luyện khi cơ thể đã có sẵn tiền sử các bệnh về xương khớp như viêm đau khớp, thoái hóa khớp…cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp chấn thương vai sau khi tập gym. 

Nếu không khắc phục những tình trạng trên, nguy cơ gặp chấn thương cơ vai chấn thương cơ vai khi tập gym của người tập là rất lớn. 

>> Xem thêm: 5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

2. Các loại chấn thương vai thường gặp khi tập gym

2.1. Chấn thương chóp xoay khớp vai 

3 dạng chấn thương vai khi tập gym phổ biến? Cách xử lý

Chấn thương chóp xoay vai thường gặp khi nâng tạ quá cao

Đây là một trong những chấn thương khớp vai khi tập gym phổ biến nhất. Chóp xoay vai được tạo thành từ 4 gân cơ: cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai, cơ tròn bé. Bốn gân cơ này kết hợp với nhau tạo thành một gân lớn hơn gọi là gân chóp xoay cho phép vai di chuyển. 

Chấn thương chóp xoay vai có thể xảy ra khi vai thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại như nâng tạ quá cao. Điều này khiến phần trên của xương bả vai bị chèn ép tại các cơ của chóp xoay, quá tải phần gân trên và cuối cũng dẫn đến viêm đau.

Nếu không lập tức tìm cách khắc phục, điều này có thể dẫn tới rách ở chóp xoay, chèn ép và rạn cơ. Phần vai của bạn có thể gặp tình trạng sưng cơ, chuột rút, cứng khớp, nứt, rạn, rách chóp xoay….

2.2. Vai nâng tạ

Tập gym chấn thương vai nâng tạ cũng là một trong những chấn thương phổ biến.

Khớp xương đòn hay khớp mỏm vai đòn, khớp AC nằm ở phần trên cùng của xương bả vai kết nối với xương đòn. Khớp này thường được sử dụng nhiều khi người tập thực hiện các bài tập như đẩy tạ, đẩy ngực, băng ghế, ép ngực…Những bài tập này đều yêu cầu phần khuỷu tay hạ thấp xuống sau vai và gây áp lực căng thẳng cho khớp và xương.

3 dạng chấn thương vai khi tập gym phổ biến? Cách xử lý

Hội chứng vai nâng tạ xảy ra khi khuỷu tay hạ thấp xuống sau vai

Nếu luyện tập trong thời gian lâu và thường xuyên khiến cho vùng này gặp áp lực có thể dẫn đến những vết rách nhỏ và gãy xương. Nếu không có thời gian để chữa lành vết thương có thể dẫn đến viêm đau khớp cấp tính hoặc mãn tính. Tình trạng này thường được gọi với cái tên chung là “vai người tập tạ” hay “vai nâng tạ”. 

2.3. Trật khớp vai

Khớp vai là khớp linh hoạt và thường xuyên phải di chuyển theo nhiều hướng khác nhau nhất trong cơ thể. Khớp vai bao gồm ổ chảo của xương bả vai chứa chỏm cầu của xương cánh tay.  Chấn thương khớp vai khi tập gym xảy ra khi chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai (trật khớp vai). 

Nguyên nhân của hiện tượng trật khớp chính là do xoay vai quá xa, quá mạnh hoặc khi thực hiện nâng tạ nặng đột ngột, sai kỹ thuật sẽ có nguy có trật khớp vai cao.

3 dạng chấn thương vai khi tập gym phổ biến? Cách xử lý

Nâng tạ nặng đột ngột có thể gặp chấn thương trật khớp vai

Người bị trật khớp co thể bị trật một phần hoặc trật khớp hoàn toàn. Sau khi bị trật khớp, chỏm xương vai có thể trượt về phía sau, phía trước hoặc xuống dưới. Trật khớp còn có thể tái đi tái lại nhiều lần gây đau đớn, cản trở cho người tập trong quá trình tập luyện. Và cần phải khắc phục, xử lý triệt để.

>> Xem thêm: 4 chấn thương bóng bàn thường gặp và cách phòng tránh

3. Cách xử lý trong trường hợp gặp chấn thương vai khi tập gym

Chấn thương vai khi tập gym không phải là tình trạng hiếm gặp. Kể cả những người mới tập hoặc các gymer chuyên nghiệp chắc chắc cũng không ít lần gặp qua tình trạng này. Vậy, chấn thương vai có nên tập gym tiếp tục hay không và cách chữa chấn thương vai khi tập gym như thế nào? Đối với các loại chấn thương vai khi tập gym ở trên, cần có cách khắc phục cụ thể

Đối với chấn thương chóp xoay

  • Nghỉ ngơi vài ngày.
  • Tập các bài tập kéo giãn để  vùng này khỏe hơn và có thể vận động tốt.
  • Không nâng bất cứ vật gì cao hơn vai cho đến khi vết thương lành.
  • Sử dụng thuốc chống viêm hoặc tiêm corticosteroid để giảm sưng và giảm đau. 
  • Với những tình trạng nặng hơn, cần sự can thiệp của bác sĩ trị liệu. 

Đối với chấn thương khớp AC

  • Chỉ tập những bài tập ở cường độ thấp.
  • Chườm đá tại khu vực đau để giảm sưng.
  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen. Hoặc có thể tiêm corticosteroid để giảm đau.
3 dạng chấn thương vai khi tập gym phổ biến? Cách xử lý

Không nên quá lạm dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau

  • Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập để phục hồi chấn thương. Tránh việc ngủ nghiêng về phía đau nhức để vết thương phục hồi nhanh hơn.

Đối với chấn thương vai nâng tạ

  • Tránh tác động vào vùng vai bị thương.
  • Dừng việc nâng tạ và tập luyện.
  • Đến gặp bác sĩ để xác định tình trạng. Trong trường hợp nặng, bạn có thể cần đến phẫu thuật để chữa trị dây chằng hoặc gân bị rách ở vai.

4. Phòng tránh chấn thương vai khi tập gym bằng cách nào?

3 dạng chấn thương vai khi tập gym phổ biến? Cách xử lý

Thực hiện các bài tập đúng kỹ thuật là cách phòng tránh chấn thương vai khi tập gym

Để đề phòng chấn thương bả vai khi tập gym, gymer cần lưu ý: 

  • Khởi động kỹ trước khi tập luyện.
  • Sử dụng các loại đai nẹp vai để hỗ trợ hoặc ngăn việc chấn thương có thể tiến triển nặng hơn nếu trước đó bạn đã từng gặp các vấn đề về cơ, xương, khớp.
  • Thực hiện đúng kỹ thuật và luân phiên các bài tập để tránh gây áp lực quá nhiều lên vùng vai.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để có một thể trạng tốt nhất khi đến phòng tập.
  • Cuối cùng, hãy thực hiện những bài tập phù hợp với sức lực của mình dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên thể hình chuyên nghiệp. Tránh tối đa việc đốt cháy giai đoạn mà đột ngột nâng cường độ tập. Điều này vừa phản tác dụng lại gây hại cho cơ thể.

>> Xem thêm: Chấn thương lưng khi tập gym: nguyên nhân và cách điều trị

5. Kết luận

Chấn thương vai khi tập gym là một trong những dạng chấn thương phổ biến mà các gymer thường gặp phải. Muốn tránh chấn thương, bạn cần thực hiện các bài tập vừa với sức của mình. Đồng thời, thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo ngăn ngừa thương tổn một cách một hiệu quả nhất.

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment