Bó gối cầu lông có thật sự cần thiết cho người chơi cầu?

0
(0)

Cũng giống như các môn thể thao vận động khác, cầu lông cần nhiều đến sự hoạt động liên tục, phối hợp nhịp nhàng của chân và tay. Trong quá trình di chuyển, đỡ cầu hoặc đập cầu, đầu gối luôn là khu vực chịu nhiều áp lực và dễ gặp thương tổn. Các chuyên gia vẫn khuyên những vận động viên phải sử dụng băng đầu gối để hạn chế chấn thương có thể xảy ra với khu vực này. Vậy, bó gối cầu lông có thật sự cần thiết với người chơi cầu hay không? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc trên.

1. Bó gối cầu lông giúp ích gì cho người chơi cầu và có cần thiết hay không?

1.1. Bảo vệ đầu gối khỏi thương tổn

Chấn thương khớp gối là một trong những tổn thương thường gặp khi chơi cầu lông. Cấu tạo của khớp gối bao gồm phần cứng (các xương) và phần mềm (dây chằng và sụn đệm). Đa phần các thương tổn ở khớp gối do chơi thể thao đều có liên quan đến các vùng này. 

Bó gối sẽ thực hiện chức năng hỗ trợ, giảm áp lực cho dây chằng. Khi cần thiết, bó đầu gối cầu lông còn có thể đóng vai trò thay thế dây chằng, giúp neo đậu và ổn định các xương với nhau. Từ đó, hạn chế tối đa các thương tổn có thể xảy ra cho khu vực này. 

Bó gối cầu lông có thật sự cần thiết cho người chơi cầu?
Bó gối hạn chế các thương tổn xảy ra với đầu gối

Ngoài ra, bó gối cầu lông còn giúp che chắn phần gối, khớp và cơ vận động, tránh khỏi các va đập lực gây chấn thương khớp, vỡ bánh chè hoặc trầy xước khi thi đấu trên nền sân cứng, bê tông.

1.2. Cố định khớp gối hiệu quả

Việc cố định khớp gối trong tập luyện, thi đấu là điều hết sức quan trọng. Bó gối cầu lông góp phần lớn vào việc giảm các tác động gây sốc hoặc trọng lượng cơ thể dồn ép lên vùng đầu gối trong quá trình chạy, xoay người, di chuyển để đỡ cầu.

Bó gối cầu lông có thật sự cần thiết cho người chơi cầu?
Đai gối giúp giảm trọng lượng cơ thể dồn ép lên vùng khớp gối

Bó gối sẽ đóng vai trò như một chiếc khung để hạn chế cử động quá đà của phần khớp gối. Các xương đầu gối, dây chằng, sụn…sẽ hoạt động trong một phạm vi an toàn được kiểm soát trước. Vì thế, vận động viên sẽ tránh được tình trạng bong gân, trật khớp, vỡ sụn, hoặc giãn đứt dây chằng…xảy ra với mình.

1.3. Hỗ trợ phục hồi chức năng cho đầu gối

Đau đầu gối khi chơi cầu lông không nhất thiết phải do nguyên nhân bệnh lý hay va chạm mạnh, té ngã trong quá trình vận động, di chuyển trên sân đấu cầu lông. Trong một số trường hợp, đau đầu gối là hệ quả của một quá trình vận động lâu dài gây viêm khớp, hao mòn khớp và các bộ phận trong khớp.

Lúc này, bó gối cầu lông đóng vai trò cố định khu vực gối đã bị tổn thương, hạn chế các cơn đau khi di chuyển và khiến thương tổn nhanh lành hơn. Ngoài ra, còn giúp vận động viên tránh được việc tái phát vết thương. Do đó, chức năng hỗ trợ đầu gối và phục hồi chấn thương của băng đầu gối là không thể phủ nhận.

1.4. Tạo ra sự tự tin, chuyên nghiệp trong quá trình di chuyển 

Bó gối cầu lông có thật sự cần thiết cho người chơi cầu?
Bó gối giúp người chơi thi đấu một cách tự tin

Trong quá trình đánh cầu, đôi chân của vận động viên phải di chuyển liên tục trên sân với những bước sải chân ngắn, dài sẽ khiến đầu gối chịu khá nhiều áp lực. Bó gối cầu lông có độ đàn hồi cao, thoáng khí không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ mà còn giúp khớp gối linh hoạt hơn trong các động tác xoay trở.

Bạn có thể tự tin, chuyên nghiệp hơn khi thực hiện những cú nhảy lên hoặc đập cầu mà không phải lo việc chấn thương sẽ xảy ra với mình. Nhờ đó, cải thiện hiệu đáng kể hiệu suất luyện tập. 

>> xem thêm: Bó gối thể thao – Giải pháp tốt phòng tránh chấn thương

2. 3 loại bó gối đầu gối cầu lông chuyên dụng

2.1. Bó gối GoodFit GF513K an toàn tiện lợi

Trong các dòng bó gối của thương hiệu GoodFit thì GF513K tỏ ra rất vượt trội. GF513K cuốn hút người dùng không chỉ bởi màu sắc bắt mắt mà còn nhờ thiết kế chuyên dụng, linh hoạt và khả năng hỗ trợ, bảo vệ đầu gối tránh chấn thương khá cao. 

Bó gối cầu lông có thật sự cần thiết cho người chơi cầu?
GF 513K có màu sắc bắt mắt, kiểu dáng thể thao

Được làm từ chất liệu vải cao cấp, đàn hồi với những thiết kế như miếng đệm bánh chè, hai thanh lò xo xoắn đàn hồi trợ lực 2 bên, viền silicon gợn sóng, chống trượt….Khắc phục nhược điểm của các loại bó gối có 3 đai gây khó chịu, cộm khi vận động. GF513K với thiết kế mỏng nhẹ, co giãn sẽ giúp bạn có được những bước chạy linh hoạt và thực hiện những động tác kỹ thuật một cách chính xác, điêu luyện nhất.

2.2. Bó gối cầu lông Yonex SRG

Yonex SRG là một trong những dòng bó gối khá chuyên dụng. Bó gối được sử dụng cho nhiều môn thể thao khác nhau và mang lại hiệu quả bảo vệ, hỗ trợ cao cho những người thường xuyên có các hoạt động liên quan đến đầu gối, dây chằng, thoái hóa khớp gối…Các dòng Yonex SRG được làm từ chất liệu xốp, cao su tổng hợp giúp bó sát tối đa,  tạo cảm giác êm ái cho người dùng. 

Bó gối cầu lông có thật sự cần thiết cho người chơi cầu?
Bó gối Yonex SRG được sử dụng cho nhiều môn thể thao khác nhau

Sản phẩm cũng thực hiện chức năng ổn định gối, cơ cho những trường hợp đã từng gặp chấn thương. Tránh tối đa tình trạng co cơ, sưng nhức hoặc tái phát chấn thương. Người chơi các môn thể thao nói chung có thể hoàn toàn thoải mái khi tham gia vận động với cường độ cao khi đeo băng. 

>> Gợi ý: 5 ưu điểm “vàng” của băng thun bó gối thể thao

2.3. Đai hỗ trợ đầu gối Zam Ek- 1 Knee Support

Bó gối Zam EK -1 Knee Support có xuất xứ từ Nhật Bản là một trong những dòng đai bảo vệ, hỗ trợ đầu gối khá chất lượng. Được làm từ những chất liệu Nylon, Elastane, Cloropne, Polyurethane, Acrylic nên đảm bảo được sự mỏng, nhẹ và thân thiện với vùng da gối. Đai được thiết kế mở với lực nén vừa phải, ôm bao quanh vùng gối và hỗ trợ lực nhẹ nên không gây cảm giác khó chịu cho người dùng. Băng dính nhanh hỗ trợ thao tác đơn giản và có nhiều size số cho người dùng chọn lựa. 

Bó gối cầu lông có thật sự cần thiết cho người chơi cầu?
Zam Ek- 1 Knee Support có cách sử dụng khá đơn giản

Đây cũng là đai bó gối hỗ trợ tối ưu cho những bộ môn cần nhiều đến sự vận động của đôi chân như cầu lông, bóng chuyền, chạy bộ….

3. Lưu ý khi chọn bó gối cầu lông

  • Lựa chọn những thiết kế hỗ trợ tốt, chất liệu mỏng nhẹ, co giãn để không bí nóng và hạn chế vận động.
  • Chọn kích cỡ băng bảo vệ phù hợp với đầu gối để gia tăng hiệu quả bảo vệ tránh chấn thương.
  • Tùy vào yêu cầu của việc thi đấu, tập luyện mà chọn loại băng bảo vệ phù hợp.
  • Ưu tiên những dòng bó gối cầu lông chuyên dụng, có thương hiệu để đảm bảo chất lượng trong quá trình thi đấu, tập luyện.

>> Gợi ý: Bó gối thể thao bóng chuyền: ưu và nhược điểm

4. Kết luận

Bó gối cầu lông là một trong những phụ kiện cần thiết, hỗ trợ tối đa cho những người chơi cầu. Người chơi cần lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp để đảm bảo hiệu suất tập luyện, thi đấu cũng như phòng tránh tối đa các chấn thương có thể xảy ra với mình.

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment