Cách xử lý chấn thương trong Yoga hiệu quả

0
(0)

Thế giới ngày càng phát triển ai ai cùng chọn cho mình một bộ môn nào đó để nâng cao sức khỏe. Rất nhiều người đã đến với Yoga để có cho mình những giờ phút thư giãn, những giấc ngủ ngon, giảm huyết áp, nâng cao sự dẻo dai cho xương khớp. Tuy nhiên, nếu tập sai cách, Yoga cũng rất dễ gây chấn thương. Lúc này cách xử lý chấn thương trong Yoga là gì? Cùng xem trong bài viết dưới đây. 

1. 6 tư thế Yoga dễ gây chấn thương nhất

Khi chưa có điều kiện tới phòng tập, nhiều người vẫn lựa chọn tự tập Yoga tại nhà qua các giáo trình tại Youtube. Hay mặc dù đã tới phòng tập nhưng không được thầy chỉ bảo kĩ càng. Khi tập những tư thế dưới đây, rất dễ mắc phải chấn thương: 

– Tư thế trồng chuối 

cách xử lý chấn thương trong Yoga ai cũng dễ mắc phải

Tư thế trồng chuối

Đây được xem tư thế đẹp nhất trong Yoga mà bất cứ Yogi nào cũng muốn chạm tới. Tư thế trồng chuối với dáng người thẳng đứng khoe những đường cong uốn lượn của cơ thể. Thêm vào đó tư thế này còn giúp cải thiện cơ mặt hiệu quả, cải thiện vòng tuần hoàn máu, tăng cường sức mạnh của cơ bắp. 

Tuy nhiên, ở bài tập này bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sức mạnh của đôi tay nên áp lực lên vùng này là rất lớn. Nếu không trụ vững bạn sẽ dễ gặp chấn thương cổ tay trong Yoga và bị té ngã. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận động của cơ gân kheo. Chính vì thế tư thế này không được khuyên dùng cho những người mắc bệnh các bệnh về huyết áp. 

Những người có kinh nghiệm hơn thì có thể trồng chuối bằng đầu. Tư thế này cũng dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể bằng đầu nên không phù hợp với những ai từng bị chấn thương cổ.

– Tư thế cây nến 

cách xử lý chấn thương trong Yoga ai cũng dễ mắc phải

Tư thế cây nến

Tư thế cây nến chính là bà hoàng của các Asana. Nó có thể giúp kích thích và điều hoàng chức năng cho tuyến giáp, tuyến cận giúp. Đồng thời cung cấp máu cho não kích thích hoạt động của não, Bài tập sử dụng sức mạnh của tay, vai và xương sống trong đó chấn thương vai khi tập Yoga là đáng phải lưu ý nhất. 

Tư thế này không dành cho những người mắc chứng tăng nhãn áp. Những người bị cao huyết áp cũng không nên tập tư thế này vì nó có thể gây phá hủy niêm mặc động mạch gây ra cục máu đông và đột quỵ. 

– Tư thế gập đứng 

cách xử lý chấn thương trong Yoga ai cũng dễ mắc phải

Tư thế gập đứng

Là một trong những tư thế cổ điển trong Yoga. Tư thế này tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể và đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân huyết áp cao. Nhưng trường hợp bạn bị chấn thương lưng, hãy đảm bảo bạn thực hành asana này dưới sự hướng dẫn của 1 HLV chuyên nghiệp 

– Tư thế tam giác 

cách xử lý chấn thương trong Yoga ai cũng dễ mắc phải

Tư thế tam giác

Rất tốt trong việc cải thiện khả năng giữ thăng bằn. Ngoài ra nó giúp kéo giãn cơ và tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên tư thế này không dành cho những người bị huyết áp thấp, đau đầu hoặc đang mắc chứng tiêu chảy. Nó rất dễ gây chấn thương gân kheo ở những người mới bắt đầu tập Yoga. 

>> Tham khảo thêm: 4 chấn thương bóng bàn thường gặp và cách phòng tránh

– Tư thế chống đẩy 

cách xử lý chấn thương trong Yoga ai cũng dễ mắc phải

Tư thế chống đẩy

Tương tự như những bài tập chống đẩy thường ngày. Tư thế này là sự phối hợp đặc biệt hợp lực của tay và chân đẩy người lên cao. Rồi giữ nguyên tư thế trong vài giây và trở lại tư thế ban đầu. Những bộ phận sử dụng nhiều nhất là những phần dễ mắc phải chấn thương nhất. 

– Tư thế con lạc đà

cách xử lý chấn thương trong Yoga ai cũng dễ mắc phải

Tư thế con lạc đà

Tập Yoga chấn thương lưng nhiều nhất là ở động tác này. Mặc dù đây là tư thế uốn lưng tuyệt vời và rất đẹp mắt. Nó giúp mở rộng phần ngực và cải thiện sự dẻo dai của xương sống. Tuy nhiên nó cũng không phù hợp với những người đang bị dây thần kinh chèn ép. 

2. Các chấn thương trong Yoga nếu tập sai cách

 Để giảm bớt chấn thương, bạn cần phải biết những bộ phận nào mà bạn dễ mắc phải chấn thương nhất. 

  • Cổ tay: rất nhiều bài tập trong Yoga đều sử dụng cổ tay làm đòn bẩy. Việc đặt tất cả trọng lượng của cơ thể vào cổ tay khi bàn tay ở trên thảm có thể dẫn tới chấn thương phần mềm trong Yoga
  • Khuỷu tay: thường xảy tới khi bạn tập Plank hoặc chống đẩy. Hãy tránh việc uốn cong chúng sang hai bên, thay vì thế cố gắng hạ xuống thấp và uốn cong hơn 
  • Vai: xảy ra khi vai bị kéo căng quá mức ví dụ như tư thế chó ngửa mặt 
  • Xương sườn: khi bạn vặn người, xương sườn có thể bị căng và chấn thương. Nếu bạn vặn người không đúng cách, các tư thế Yoga có thể gây bầm tím ở các cơ liên sườn ( các cơ ở giữa xương sườn) 
  • Lưng dưới: đây là chấn thương dễ gặp phải nhất. Nhiều người suy đoán rằng rằng nó có thể tới từ những tư thế gập người, tư thế chó úp mặt. Cuộn tròn khiến cột sống bị uốn cong gây ra các vấn đề về đĩa đệm và cảm giác đau đơn sau khi tập luyện. 
  • Gân khoeo: bạn có thể gặp phải loại chấn thương này do kéo gân khoeo quá mức 
  • Hông: bạn sử dụng cơ hông liên tục trong những tư thế xoạc chân, tư thế chiến binh, tư thế gập người mở rộng chân. Nếu không cẩn thận có thể rách cơ đùi trong hoặc cơ háng 
  • Đầu gối: có thể xảy ra với cả những Yogi đã có kinh nghiệm thường là tư thế bắt chéo chân. Nếu chấn thương xảy ra, bạn có thể cảm thấy được ngay những cơn đau đầu gối dai dẳng
  • Cổ: các tư thế nén cổ hay gây áp lực lên đốt sống cổ đều có thể gây chấn thương. Trong một số trường hợp chấn thương trong Yoga xấu bạn có thể mất khả năng uốn cổ.
cách xử lý chấn thương trong Yoga ai cũng dễ mắc phải

Chấn thương lưng dưới là chấn thương phổ biến trong Yoga

3. Cách xử lý chấn thương trong Yoga

3.1. Không cố gắng tập những động tác quá khó khi cơ thể chưa sẵn sàng 

Những động tác khó rất dễ thu hút bạn nhưng có thể đẩy cơ thể tới những chấn thương nguy hiểm. Hãy nhớ rằng tập Yoga là để bạn khỏe lên chứ không phải là thử thách để bạn vượt quá sức chịu đựng của bản thân 

3.2. Luôn khởi động trước khi tập 

Đây là bước đầu của bất kỳ bộ môn thể thao nào không chỉ riêng Yoga. Bạn có thể tập những bài tập kéo giãn cổ, vai, hông. Và hãy luôn nhớ rằng tạo cho mình một tinh thần thật thoải mái trước khi thực hành nhé. Bạn có thể niệm âm Om để tâm hồn hoàn toàn có thể sáng trong để tiếp thu những tinh hoa của bài tập. 

3.3. Lựa chọn thật kỹ trung tâm bắt đầu 

Lựa chọn một lớp học tốt bạn sẽ có một giáo viên tốt. Người thầy sẽ chỉ dẫn cho bạn những bước tập phù hợp để không xả ra chấn thương. Bên cạnh đó là những bạn học thân thiện cùng giúp đỡ nhau phát triển và chạm tới những bậc Yoga cao hơn. 

3.4. Kết nối với giáo viên 

Chia sẻ với giáo viên bất kì vấn đề nào mà bạn còn đang boăn khoăn. Hay chỉ đơn giản là chia sẻ về những căn bệnh bạn đang có trước khi bắt đầu tập luyện. Hoặc nếu bạn chưa hiểu lời chỉ dẫn của giáo viên, cách sử dụng đạo cụ, hãy đặt câu hỏi. 

cách xử lý chấn thương trong Yoga ai cũng dễ mắc phải

Kết nối với giáo viên để họ có thể chỉ các tư thế kĩ càng hơn

3.5. Tránh việc khóa khớp 

Đây là cách làm hao mòn khớp và tạo ra thương tích trong quá trình tập. Thay vì thế hãy tập trung để kết nối và tạo ra sự ổn định giữa các cơ khớp 

Dừng buổi tập nếu bạn cảm thấy cơ thể không ổn 

Nếu bạn bị căng cơ hoặc bị đau đừng ngại kết thúc buổi học sớm. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân bị chấn thương và tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

3.6. Sau tất cả, hãy lắng nghe cơ thể của bạn 

Cơ thể hoàn toàn có thể lên tiếng trước những bài siêt hoặc cằng. Vì thế bạn cần phải thực sự chú tâm lắng nghe cơ thể lên tiếng, Có thể trong buổi hôm nay bạn có thể thực hiện động tác này nhưng ngày hôm sau thì không. Trong Yoga, sự kết nối giữa các bộ phận trong cơ thể là rất quan trọng. 

Trang bị những kiến thức vừa rồi có thể giúp bạn ngăn ngừa và xử lý những chấn thương trong Yoga. Chúc bạn có thể giữ lửa được đam mê Yoga mãi mãi!

>> Mời bạn xem thêm: CẢNH BÁO: Những chấn thương thường gặp trong bóng rổ

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment