CẢNH BÁO: Những chấn thương thường gặp trong bóng rổ

0
(0)

Người ta ước tính rằng có hơn 1,6 triệu ca chấn thương liên quan tới bóng rổ mỗi năm. Với nhịp độ trận đấu nhanh, lại là môn thể thao tiếp xúc gần nên chấn thương luôn thường trực và có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Cùng tìm hiểu về những chấn thương thường gặp trong bóng rổ dưới đây.  

1. Những nhóm cơ tham gia khi chơi bóng rổ 

Những nhóm cơ, khớp được sử dụng thường xuyên là những nhóm cơ dễ bị chấn thương bóng rổ nhất. Nó liên quan tới những chuyển động như chạy, nhảy cao, dừng lại và xuất phát, chuyền, bắt bóng,…

Trong những đợt di chuyển sang 2 bên hoặc cúi người để giữ bóng, các cầu thủ có thể hạ thấp hông như tư thế ngồi xổm. Lúc này cơ đùi, cơ mông là các cơ quan phải tham gia nhiều nhất. Hoặc những cứ nhảy, tranh giành bóng, bật nhảy để cản bóng của đối thủ, chặn đường truyền đòi hỏi sự tham gia của cơ bắp chân, gân kheo và cơ tứ đầu. 

cảnh báo những chấn thương thường gặp trong bóng rổ

Người chơi bóng rổ thường xuyên ở trong tư thế ngồi xổm

Việc ghi bàn, phòng thủ hay chuyền bóng cũng liên quan tới hoạt động của cánh tay và vai. Nhất là cơ tam đầu quyết định đến khả năng ném bóng từ xa (ví dụ từ cự ly 3 điểm). Cơ ngực và lưng cũng tham gia vào những chuyển động này. 

Các vùng cơ Core cũng quan trọng không kém. Đó là toàn phần giữa của cơ thể như bụng, hông, lưng dưới. Chúng chịu trách nhiệm cho việc thay đổi hướng và thực hiện những cú cắt bóng dứt khoát. Nó cũng giúp tạo ra thế phòng thủ ổn định đồng thời tạo sự cân bằng tổng thể giúp bạn di chuyển một cách dễ dàng. 

Do hầu hết tất cả các nhóm cơ trên cơ thể đều tham gia chơi bóng rổ nên bạn sẽ cần rèn luyện để tạo sức mạnh cho từng nhóm cơ để ngăn ngừa những chấn thương khi chơi bóng rổ

2. 5 chấn thương khi chơi bóng rổ: cách điều trị và phòng ngừa 

Cùng xem những chấn thương thường gặp trong bóng rổ. Chúng ta sẽ bắt đầu với chấn thương bóng rổ phổ biến nhất: bong gân mắt cá chân. 

2.1. Chấn thương bóng rổ ở bàn chân và mắt cá chân

cảnh báo những chấn thương thường gặp trong bóng rổ

Chấn thương mắt cá chân

Bong gân mắt cá chân xảy ra khi bạn xoay mắt cá chân một cách đột ngột dẫn đến kéo căng, rách một hoặc nhiều dây chằng mắt cá chân. Các chấn thương trong bóng rổ này thường dẫn tới đau, sưng và hạn chế chuyển động của mắt cá chân. Vấn đề có thể xử lý mất vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng mới có thể khỏi hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. 

Điều trị: dùng phương pháp RICE cơ bản: nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng chân lên cao. Hoặc nếu đã điều trị lâu ngày mà chấn thương không dứt bạn có thể sẽ phải chụp X- Quang và nhận lời khuyên từ bác sĩ. Khi các triệu chứng đã thuyên giảm, các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp bạn hồi phục hoàn toàn. 

Phòng ngừa: Cùng với những bài tập tăng cường độ lịch hoạt của cổ chân. Hãy nhớ rằng luôn mang giày bóng rổ chống trượt và đeo đầy đủ đồ bảo hộ cho mắt cá chân ( nẹp mắt các chân, băng mắt cá,…)

2.2. Chấn thương bóng rổ ở những vùng cơ lõi: hông, đùi 

cảnh báo những chấn thương thường gặp trong bóng rổ

Dễ nhìn thấy nhất là những vết bầm tím ở đùi

 

Vết bầm tím ở đùi là một trong những chấn thương trong bóng rổ. Nó được gây ra bởi việc khuỷu tay hay đầu gối của đối phương vô tình chạm vào cơ đùi của người chơi. Nặng hơn là chấn thương liên quan tới viêm gân cơ tứ đầu. Nó có thể ảnh hưởng lớn tới giải đấu, thậm chí có thể khiến người chơi sẽ phải chia tay luôn giải đấu. 

Điều trị: Tương tự như chấn thương bong gân mắt cá chân, phương thức điều trị thường là phương pháp RICE. Sau khi triệu chứng cấp tính suy giảm, việc tập nhẹ với vật lý trị liệu có thể khiến người chơi trở lại hoạt động bình thường. 

Phòng ngừa: chấn thương này thường không ngăn chặn được. Bạn chỉ có thể luyện tập để gia tăng sức mạnh của cơ đùi, để chấn thương ít tác động mà thôi. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng đồ bảo hộ như băng đùi để ngăn ngửa chấn thương. 

2.3. Chấn thương đầu gối 

cảnh báo những chấn thương thường gặp trong bóng rổ

Chấn thương đầu gối cũng là chấn thương thường gặp

Chấn thương đầu gối là một trong những chấn thương đầu gối phổ biến nhất ở các cầu thủ chơi bóng rổ. Nguyên nhân đau thường là do áp lực lên khớp đầu gối qua lớn dẫn tới liên kết xương bánh chè kém, ảnh hưởng tới bề mặt khớp phía sau xương bánh chè. 

Điều trị: Sử dụng phương pháp RICE. Sau đó tập các bài tập vật lý trị liệu. 

Phòng ngừa: Sử dụng đồ bảo hộ đầu gối khi chơi thể thao. 

-> Xem thêm: 4 chấn thương bóng bàn thường gặp và cách phòng tránh

2.4. Chấn thương bóng rổ ở cổ tay và bàn tay 

cảnh báo những chấn thương thường gặp trong bóng rổ

Loạt chất thương này dễ gây ra kẹt ngón tay hoặc trật khớp tay

Tất cả những pha chuyền, bắt bóng rổ hay những pha tranh cướp bóng,… thì ngón tay bị kẹt là một chấn thương phổ biến nhất. Thay vì tay bạn ôm khít với bóng, bóng có thể sẽ đập vào đầu ngón tay, gây cảm giác đau nhói và sưng. 

Điều trị chấn thương ngón tay khi chơi bóng rổ: Chườm đá, sau đó băng ngón tay bị thương vào ngón bên cạnh. Nó giúp cố định giúp ngón tay mau lành hơn, đồng thời bạn có thể tiếp tục chơi thể thao nếu vết thương không quá nghiêm trọng. Nếu tay vẫn đau và sưng vẫn chưa hết sau vài ngày, bạn có thể chụp X- Quang và tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Phòng ngừa: Không có một phương pháp cụ thể nào mà chỉ là sự quan sát của các nhân bạn. Đoán được hướng đi của bóng, có tư thế bắt bóng, phòng thủ chắc chắn bạn sẽ tránh được loại chấn thương này. 

2.5. Chấn thương bóng rổ ở đầu và mặt 

cảnh báo những chấn thương thường gặp trong bóng rổ

Bạn có cảm nhận được sự “đau đớn” trong bức ảnh này?

Những vết cắt ở đầu và mặt cũng được xếp vào chấn thương của bóng rổ. May thay, những vết thương này thường không quá nghiêm trọng. 

Xử lý vết cắt: Bạn cần làm sạch và khử trùng những vết thương hở sau đó dán băng vô trùng để băng tạm thời. Nếu vết cắt sâu hơn, bạn có thể phải khâu lại. Ngoài ra, bạn có thể chườm đá nếu bị đau hoặc sưng. Để chắc chắn hơn, bạn có thể sẽ phải đi chụp X-Quang đề phòng những chấn động bên trong não. 

Phòng ngừa: hầu hết không có biện pháp phòng ngừa nào cho loại chấn thương này. Chỉ là khi bạn thi đấu nhiều hơn, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm để tránh gặp phải chấn thương này. 

3. Lời khuyên chung để ngăn ngừa những chấn thương thường gặp trong bóng rổ

  • Kiểm tra sức khỏe trước mùa giải và làm theo khuyến nghị của bác sĩ để ngăn ngừa chấn thương bóng rổ 
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể trong quá trình thi đấu 
  • Chú ý tới thời tiết, đặc biệt là liên quan tới thời tiết quá nóng hoặc ẩm ướt để tránh bệnh nhiệt 
  • Luyện tập để nâng cao thể lực do những chấn thương thường xảy đến ở những VĐV không đảm bảo đủ về thể chất 
  • Không nên tập luyện quá sức (vấn đề này thường xảy ra với những VĐV trẻ). Lắng nghe cơ thể bạn  và giảm thời gian, cường độ tập luyện nếu những cơn đau hoặc sự khó chịu xuất hiện. Nó giúp giảm nguy cơ chấn thương do kiệt sức 
  • Nói chuyện với HLV của bạn về cách để ngăn ngừa chấn thương đầu gối, khởi động đúng cách
  • VĐV chỉ nên được trở lại thi đấu nếu đã có sự đồng ý của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. 

 

Trên đây là cảnh báo về những chấn thương thường gặp trong bóng rổ. Hi vọng những thông tin trên có thể tạo những thói quen nhằm hạn chế chấn thương và nâng cao khả năng thi đấu của bạn. 

-> Tin tức mới: Những chấn thương bơi lội thường gặp và cách khắc phục

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment