Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông và cách phòng ngừa, điều trị

5
(1)

Khớp cổ tay là vị trí tập trung hai xương dài từ cẳng tay xuống gồm xương trụ và xương quay, cùng với nhóm xương bé ở mu bàn tay. Sự sắp xếp của hàng loạt các đốt xương cho phép vùng khớp cổ tay có hệ thống dây chằng dày đặc để dễ dàng hoạt động hơn. Tuy nhiên, vị trí nhạy cảm ấy cũng dễ dàng bị tổn thương nếu bạn vận động quá mức hoặc gặp các sự cố chấn thương khác. Vậy có những chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông thường gặp nào? Cùng khám phá các chấn thương cổ tay thường gặp và cách phòng ngừa, điều trị trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Nguyên nhân chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Có nhiều nguyên nhân chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Vị trí khớp cổ tay thường khá mỏng manh và dễ dàng bị tổn thương nếu có lực mạnh tác động vào. Chấn thương cổ tay có thể liên quan đến các phần mềm như viêm dây chằng, bong gân hoặc phần cứng như gãy xương. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông.

– Người chơi bị ngã và chống tay xuống đất: Khi chống tay xuống đất cách bất ngờ, cổ tay bị bẻ cong quá mức đột ngột có thể dẫn tới bong gân, nặng hơn là viêm dây chằng.

– Tập luyện sai kỹ thuật: Khi người chơi lặp đi lặp lại động tác đánh cầu mà dùng cổ tay vận động quá mức có thể dẫn tới tình trạng khớp cổ tay bị tổn thương.

– Sử dụng vợt quá nặng hoặc quá nhẹ cũng dễ dẫn tới việc tập luyện sai kỹ thuật, sai cường độ, tổn thương cổ tay. 

– Không thực hiện các bài tập khởi động cổ tay trước khi chơi, không giãn cơ đúng kỹ thuật sau khi tập.

– Tập luyện trong thời gian dài, khớp cổ tay hoạt động quá mức.

2. Các loại chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông thường gặp.

2.1. Căng cơ

Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Có nhiều loại chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông, trong đó, có 3 tình trạng thường xuyên bắt gặp. Khi cổ tay khi kéo dãn do vấp ngã để đón cầu hoặc chuyển động cách đột ngột có thể dẫn tới tình trạng căng cơ. Đó là hiện tượng các sợi cơ ở khu vực cổ tay bị căng quá mức hoặc bị rách. 

Tình trạng này có thể gây trầy xước, chảy máu, bầm tím nghiêm trọng là sưng tấy. Tuy nhiên, căng cơ được xem là tổn thương nhẹ nhất bạn có thể bắt gặp khi chơi cầu lông.

2.2. Bong gân cổ tay

Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Bong gân là loại chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông gây đau đớn, khó chịu và sưng tấy cho tuyển thủ

Bong gân là chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông thường gặp nhất hiện nay. Đó là tình trạng khi cổ tay bị xoay chuyển đột ngột, một dạng chấn thương dây chằng cổ tay mà không liên quan đến bất kỳ chấn thương ở xương nào. 

Bong gân sẽ không gặp tình trạng gãy xương, nhưng bị giãn, rách dây chằng. Tuy nhiên, ở trường hợp nặng, dây chằng có thể bị rách hoàn toàn, dễ gây viêm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cánh tay. Bong gân cổ tay thường có biểu hiện sưng tấy, đau, bầm tím và khó cử động. 

2.3. Gãy xương cổ tay

Tình trạng nặng nhất cổ tay có thể gặp khi chơi cầu lông chính là gãy xương. Một hoặc nhiều xương ở cổ tay có thể bị nứt, gãy, gây đau đớn, biến dạng vùng khớp cổ tay. Khi gặp chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông này, bạn có thể buộc phải dừng cuộc chơi. Cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa các chấn thương cổ tay cầu lông.

3.1. Phương pháp điều trị

Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Sử dụng phương pháp R.I.C.E để sơ cứu và điều trị chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Khi gặp các tình trạng chấn thương khuỷu tay khi chơi cầu lông, bạn cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu và di chuyển đến chuyên viên y tế để được điều trị. Trước tiên bạn cần tiến hành sơ cứu với các giải pháp sau:

– Nghỉ ngơi: Không nên di chuyển nạn nhân khi gặp các tình trạng chấn thương nặng. Tuy nhiên, với chấn thương cổ tay, bạn nên cho nạn nhân vào chỗ nghỉ ngơi, để tiến hành kiểm tra, sơ cứu kịp thời. 

– Chườm lạnh: Bạn có thể sử dụng túi đá, khăn lạnh hoặc chai xịt lạnh để giúp làm giảm cơn đau, ngăn ngừa hiện tượng sưng tấy thông qua việc giảm lưu lượng máu đến khu vực chấn thương. Chườm đá nhẹ nhàng lên vùng chấn thương trong khoảng 15 phút mỗi lần. Thực hiện liên tục để giảm sưng, giảm đau cho cổ tay.

– Quấn băng, đai: Sau khi đã chườm lạnh, hãy cố định vết thương với băng quấn cổ tay hoặc đai để làm giảm cơn đau. Cần băng bó cẩn thận, tránh băng quá chặt có thể gây đau đớn, khó chịu cho bạn. Chú ý thời gian sử dụng để hạn chế tình trạng thâm tím, máu không thể lưu dẫn trong thời gian dài.

– Kê cao gối cổ tay: Một giải pháp giảm sưng không thể thiếu chính là kê cao gối cổ tay để hạn chế tình trạng máu tích tụ gây bầm tím. Bạn có thể sử dụng gối hoặc móc nối để nâng cao vị trí vết thương, miễn sao cổ tay cao hơn so với vị trí tim mạch.

– Đi đến bác sĩ để thăm khám: Sau khi đã sơ cứu, với các tình huống tổn thương nặng cần nhanh chóng đi đến bác sĩ để được kiểm tra, điều trị kịp thời.

3.2. Cách phòng ngừa 

Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Hiểu rõ kỹ thuật tập luyện để đề phòng các chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

– Bổ sung canxi cho xương chắc khỏe qua các nguồn thực phẩm tự nhiên hằng ngày.

– Đừng quên khởi động cổ tay, cổ chân trước khi ra sân.

– Thực hiện các bài tập cổ tay để hạn chế các tình trạng chấn thương.

– Tập luyện đúng kỹ thuật, vừa sức để khuỷu tay có thể vận động cách tích cực.

– Hạn chế tiếp xúc mặt đất bằng cổ tay.

– Nghỉ ngơi đầy đủ với chế độ sinh hoạt khoa học.

– Kiểm tra trọng lượng vợt phù hợp, sử dụng vợt đúng tư thế.

– Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cổ tay khi chơi cầu lông để phòng ngừa chấn thương cổ tay cầu lông.

=> Tham khảo thêm 3 món đồ bảo hộ cần có khi chơi cầu lông

Như vậy, chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông là tình trạng dễ bắt gặp nếu bạn không có sự chuẩn bị đầy đủ về kỹ thuật, trang bị cùng phụ kiện bảo hộ. Hãy sắm cho mình những dụng cụ phụ kiện cần thiết để đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động thể thao này nhé.

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment