Giã từ đam mê nếu gặp 5 loại chấn thương khi chơi tennis
Tennis là môn thể thao thú vị thu hút nhiều người tham gia bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại cho sức khoẻ và giải trí. Với khả năng cải thiện độ ăn chắc cơ bắp, giải tỏa stress mang đến cảm giác thoải mái hơn cho người chơi. Mặc dù nhìn khá đơn giản, nhưng có không ít chấn thương xảy ra cho các tay vợt ở môn thể thao này. Hằng năm, số lượng người bị chấn thương tennis lớn, bởi những vị trí chấn thương nhạy cảm buộc phải di chuyển tới phòng cấp cứu. Điểm danh 5 loại chấn thương khi chơi tennis thường gặp phải và có thể sẽ buộc bạn rời sân trong bài viết dưới đây nhé.
1. 5 loại chấn thương khi chơi tennis thường gặp
1.1. Chấn thương khuỷu tay
Chấn thương khuỷu tay khi chơi tennis được biết đến là tình trạng thường gặp của các tay vợt khi tổn thương dây chằng khuỷu, các hoạt động co duỗi cánh tay sẽ buộc phải ngừng lại. Không chỉ đau đớn, khó chịu mà bạn còn buộc phải rời sân khi bàn tay không thể nắm lấy vợt để đón bóng nữa.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loại chấn thương tennis này, trong đó, có những nguyên nhân chính là:
– Không khởi động kỹ trước khi ra sân tập luyện và thi đấu
– Lựa chọn vợt không phù hợp về kích thước, trọng lượng, dây quá căng, bóng quá nặng,…
– Thực hiện các động tác đánh, đón bóng sai kỹ thuật
– Tập luyện quá sức với cường độ cao.
Cách sơ cứu – điều trị
– Di chuyển nạn nhân đến nơi yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ
– Cố định khuỷu tay, hạn chế di chuyển cánh tay
– Chườm lạnh để giảm sưng tấy, giảm đau
– Băng bó khuỷu tay để cố định, ngăn ngừa chấn thương xấu đi
– Mang nạn nhân tới bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời.
=> Xem thêm: Cách phòng ngừa hội chứng đau khuỷu tay khi chơi tennis
1.2. Chấn thương cổ tay khi chơi tennis
Theo nghiên cứu, điều tra trong các chấn thương khi chơi tennis, có đến 50% các tay vợt gặp phải chấn thương cổ tay. Nó đích thị trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người, bất kể tay vợt chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp hay phong trào tự phát. Chấn thương cổ tay khi chơi tennis thường gặp như bong gân, rách sụn, gãy xương,…. không chỉ gây đau đớn mà một số trường hợp nếu không điều trị kịp thời bạn sẽ phải giã từ niềm đam mê tennis này.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương cổ tay, trong đó, bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau:
– Khởi động chưa kỹ
– Sử dụng cổ tay thường xuyên, thời gian dài, cường độ tập luyện quá tải dẫn đến chấn thương.
– Tập sai kỹ thuật
– Lựa chọn vợt, bóng không phù hợp với thể trạng
– Tập luyện quá sức làm cơ suy yếu, vận động mạnh làm căng cơ quá mức.
Cách sơ cứu – điều trị
Tuỳ vào từng tình huống chấn thương để lựa chọn giải pháp điều trị cho phù hợp. Tuy nhiên, trong bất kỳ chấn thương nào, bạn cũng cần tiến hành sơ cứu bằng giải pháp R.I.C.E.
Chấn thương cổ tay khi chơi tennis thường gồm hai tình huống là:
– Giãn cơ cổ tay tức là tình trạng khớp cổ bị chấn thương, đau nhức, không bị sưng. Nó thường xảy ra với những người mới chơi, không quen với những động tác của môn thể thao thú vị này. Với chấn thương tennis này, bạn chỉ cần chườm lạnh để giảm đau, xoa nhẹ vùng bị đau với dầu và kết hợp vận động vùng cổ tay nhẹ nhàng.
– Trục trặc khớp cổ tay là tình trạng chấn thương nặng hơn. Nó thường gặp ở các vận động viên chuyên nghiệp khi vận động quá mức với cường độ cao. Chấn thương tennis này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.
+ Tiến hành sơ cứu, chườm lạnh để giảm sưng, giảm đau.
+ Xoa bóp vùng cổ tay nhẹ nhàng, nắn lại phần khớp cổ tay
+ Sử dụng băng dán cơ giảm đau để tăng hiệu quả phục hồi.
Mời bạn tham khảo một số mẫu bảo vệ cổ tay đang có giá tốt tại GoodFit
1.3. Chấn thương vai khi chơi tennis
Chấn thương vai khi chơi tennis là tình trạng khớp vai bị tổn thương, rách gân, viêm,.. khiến bộ phận này giảm khả năng hoạt động từ đó kìm hãm sự linh hoạt của cánh tay. Loại chấn thương tennis này thường xảy ra ở các tay lớn lớn tuổi bởi lúc này khuỷu vai yếu hơn, bị thoái hoá và khó chịu lực mạnh tác động. Chấn thương lặp đi lặp lại dẫn tới tình trạng sưng, viêm mãn tính, thoái hoá, dập, rách ở người lớn,… Cảm giác đau đớn ở vùng khớp vai, bắp tay, hạn chế khả năng linh hoạt như vung, nâng tay khi vận động.
Nguyên nhân
– Không khởi động vai, cánh tay trước khi tập luyện.
– Chuyển động quá nhanh, đột ngột khiến các gân và cơ ống xoay vai bị kéo căng quá mức.
– Tập luyện quá sức so với thể trạng của mình.
– Tập sai kỹ thuật
Cách sơ cứu – điều trị
Trước khi lựa chọn cách điều trị phù hợp, bạn cần xác định được loại chấn thương vai trong tennis. Một số trường hợp thường gặp và cách điều trị như sau:
– Rách sụn viền, đau khớp vai khi thực hiện các động tác xoay chuyển đột ngột, quá mức hoặc té ngã chống tay, gây đau mãn tính và trật khớp. Nếu tình trạng chấn thương lặp lại sẽ dẫn tới việc giãn dây chằng, bao khớp làm khớp không còn vững chắc. Bạn cần đến bác sĩ đến thăm khám kịp thời.
– Viêm rách gân chóp xoay xảy ra khi vận động quá mức trong thời gian dài, lực đánh quá mạnh làm tăng tỷ lệ chấn thương vai trong tennis.
– Gãy xương vùng vai thường gặp phải khi tay vợt chơi trên sân cứng, trơn trượt dẫn đến ngã, bả vai đập vào mặt sàn dẫn tới gãy xương.
Khi gặp các loại chấn thương khi chơi tennis này, bạn cần tuỳ vào tình trạng nạn nhân để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
– Cố định tại chỗ, hạn chế di chuyển cơ thể.
– Chườm lạnh vùng vai và kê cao vai lên so với vị trí tim
– Nghỉ ngơi, thực hiện các động tác khớp vai và đi đến bác sĩ nếu gặp các chấn thương vai nặng.
1.4. Chấn thương chân
Không chỉ đôi tay bị chấn thương khi chơi tennis mà người chơi di chuyển theo phương ngang liên tục cũng dễ dẫn tới chấn thương chân. Đây được xem là loại chấn thương khi chơi tennis nặng, bởi nó có thể gây rách sụn chêm, giãn cơ, đứt dây chằng gối, bong gân,…
– Đứt dây chằng chéo trước: Đối với các tình trạng nặng đòi hỏi bạn phải điều trị bằng phẫu thuật trong thời gian dài.
– Đứt dây chằng chéo sau: Xảy ra khi có sự va chạm mạnh của cẳng chân với vật cứng, dẫn đến tình trạng sưng khớp, đau ở phía trước hoặc phía bên trong của đầu gối. Đầu gối mất đi điểm tựa vững chắc, gây khó khăn trong việc di chuyển.
– Chấn thương dây chằng hai bên gối: Có thể gây tổn thương một bên hoặc toàn bộ dây chằng, gây đau, sưng tại vùng khớp gối. Tổn thương dây chằng gối có thể dẫn đến việc hạn chế chuyển động, bạn phải điều trị thời gian dài trước khi quay trở lại sân.
– Rách sụn chêm tác động lên xương gây suy yếu, thoái hoá, buộc bạn phải dừng cuộc chơi trong thời gian dài.
– Chấn thương gót chân khi chơi tennis thường gây đau ở vùng gót khi liên tục di chuyển, chạy nhảy.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương chân khi chơi tennis, trong đó:
– Không khởi động hoặc khởi động chưa kỹ trước khi tập luyện.
– Tập luyện với cường độ quá cao so với thể trạng.
– Bàn chân bị kéo căng quá mức trong khi tập luyện.
– Tập sai kỹ thuật
– Đầu gối bị thay đổi đột ngột, chân bị xoắn hoặc do gối gấp quá lâu.
Cách sơ cứu – điều trị
– Sơ cứu nhanh chóng các tổn thương bằng giải pháp RICE bao gồm nghỉ ngơi tại chỗ, chườm lạnh để giảm sưng, giảm đau.
– Sử dụng băng cố định đầu gối hoặc các vị trí chấn thương để hạn chế cơn đau.
– Nhanh chóng đưa nạn nhân tới bác sĩ để được điều trị kịp thời.
1.5. Chấn thương lưng khi chơi tennis
Chấn thương khi chơi tennis cuối cùng có thể xảy đến chính là lưng. Tổn thương này dẫn đến tình trạng đau thắt lưng, gãy xương lưng,…
Nguyên nhân
– Không khởi động trước khi tập luyện
– Tập sai kỹ thuật
– Tập quá cường độ dẫn đến sự căng thẳng ở lưng
– Chuyển động gấp rút khi giao bóng.
Cách sơ cứu – điều trị
– Nghỉ ngơi tại chỗ
– Chườm lạnh để làm giảm đau, giảm sưng
– Kê cao lưng lên
– Nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
2. Hướng dẫn cách phòng ngừa chấn thương khi chơi tennis
Chấn thương khi chơi tennis thường xuyên xảy ra nếu bạn không có sự chuẩn bị trước. Để phòng ngừa chấn thương elbow tennis bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau:
– Hãy làm việc với huấn luyện viên tennis để được hỗ trợ về kỹ thuật cũng như trang bị các thông tin về chấn thương thương có thể gặp nhằm ngăn ngừa sự cố.
– Khởi động kỹ lưỡng trước khi bước vào sân tập hoặc trận đấu.
– Tìm hiểu rõ các kỹ thuật khi tập luyện
– Trang bị đầy đủ các phụ kiện bảo hộ cần thiết để ngăn ngừa chấn thương trong tennis xảy ra như găng tay, đai quấn cổ tay, băng quấn đầu gối, bó gối GoodFit, đai lưng,… Tham khảo các loại phụ kiện cần thiết tại đây.
– Ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng và có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
3. Kết luận
Như vậy, trên đây là 5 loại chấn thương khi chơi tennis thường gặp và có thể buộc các tay vợt rời khỏi sân đấu nếu không điều trị kịp thời. Hãy trang bị cho mình phụ kiện cần thiết để ngăn ngừa chấn thương xảy ra nhé.
=> Xem thêm: CẢNH BÁO: Những chấn thương thường gặp trong bóng rổ
Leave a comment