Xử lý kịp thời bong gân, trật khớp khi chơi thể thao

0
(0)

Bong gân, trật khớp là những chấn thương thường gặp khi chúng ta vận động quá mạnh hoặc tập đi tập lại một động tác. Mặc dù không phải là những chấn thương nghiêm trọng nhưng nếu không được xử lý đúng cách, chúng sẽ để lại những di chứng rất nặng nề. Sử dụng các phụ kiên bảo vệ là cách thông thường vừa hỗ trợ điều trị vừa để đề phòng chấn thương xảy ra.  

Ngoài băng khuấn khuỷu tay, hãng Aolikes còn có cả các sản phẩm bảo vệ chân

Lý do gây ra bong gân, trật khớp 

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về những biểu hiện của bong gân, trật khớp là gì?

Bong gân là thuật ngữ dân gian nhằm chỉ những tổn thương làm căng dãn, đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng- là cấu trúc kết nối xương với xương, có vai trò làm vững khớp- dẫn đến tình trạng mất vững khớp nhưng chưa gây trật khớp.

Trật khớp là sự di chuyển bất thường của các đầu xương khiến cho diện tiếp khớp của các đầu xương bị sai lệch. Trật khớp là hậu quả của những chấn thương nặng và thường kèm theo tình trạng tổn thương nặng nề của dây chằng, bao khớp và các cấu trúc xung quanh.

Bong gân thường do:

  • Chấn thương khi vận động quá mạnh: những người thường xuyên khi chơi thể thao, hoạt động lặp đi lặp lại cường độ cao mà không có các sản phẩm bảo vệ tay, chân, đầu gối,…thì nguy cơ bị tổn thương mô mồm và khớp rất cao 
  • Khớp bị va chạm mạnh: Té ngã, trẹo khớp hoặc bị đánh đập, tai nạn… có thể khiến dây chằng xung quanh khớp bị giãn hoặc rách, đứt 1 phần hoặc hoàn toàn
  • Độ tuổi: Những người cao tuổi thì khớp xương suy yếu, dây chằng đã giảm độ đàn hồi, lỏng lẻo; trẻ em thì lại thì các khớp còn yếu lại thích hoạt động nô đùa, chạy nhảy 
  • Do bệnh lý:  Người mắc bệnh loãng xương, viêm khớp, xương thủy tinh… rất dễ bị bong gân dù chỉ là va đập nhẹ.

Trật khớp thường do:

  • Chấn thương mạnh: khi vận động quá mạnh khiến đầu xương bị trật khỏi ổ khớp, thường gặp nhất là trật khớp vai, khuỷu tay, cổ chân,…

Tham khảo: Bong gân cổ tay: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Nhận biết bong gân, trật khớp 

Các chấn thương về khuỷu tay, vai có thể xảy ra khi chơi tennis
Các chấn thương về khuỷu tay, vai có thể xảy ra khi chơi tennis

Biểu hiện của bong gân rất thay đổi, tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương. Các triệu chứng của bong gân thường là đau, sưng nề, bầm tím tụ máu vùng khớp, giảm khả năng vận động khớp và chi thể bị tổn thương. Trong trường hợp nặng, bong gân dẫn đến lỏng khớp và mất chức năng của khớp.

Trật khớp thường có biểu hiện nặng hơn nhiều so với bong gân. Các triệu chứng của trật khớp bao gồm biến dạng khớp, sưng nề và bầm tím phần mềm xung quang khớp, đau rất nhiều, không vận động được khớp bị trật, có cảm giác tê bì, kiến bò vùng chi thể phía dưới khớp bị trật. Trật khớp có thể gây biến chứng tổn thương mạch máu và thần kinh kèm theo.

Bong gân, trật khớp nếu không thể chưa trị kịp thời sẽ làm cho triệu chứng của bệnh kéo dài, thời gian sau sẽ teo cơ, cứng khớp, giảm chức năng hoạt động của khớp. Mọi người thường truyền tai nhau về cách dùng rượu nóng hoặc đắp thuốc lá tuy nhiên những bài chữa trị này đều là phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng có thể để lại những biến chứng hoặc di chứng nặng nề.

Hướng dẫn xử lý nhanh những vết thương bong gân, trật khớp 

Nếu bị trật khớp cần đến bác sĩ ngay
Nếu bị trật khớp cần đến bác sĩ ngay

Đối với bong gân

  • Tránh vận động quá mạnh: Điều cần làm đó là để cho bộ phận bị thương được nghỉ ngơi. Nếu tổn thương những vùng cơ bên dưới thì cần hạn chế đi lại hoặc có thể sử dụng nạng. Khi người bệnh đỡ đau có thể nhẹ nhàng tập vận động trở lại. Trong trường hợp bong gân nặng, cần phải để khớp bị thương tổn ở tư thế cơ năng- là tư thế mà khớp được nghỉ ngơi hoàn toàn. Người bệnh thường được bó bột hoặc nẹp bột để hỗ trợ cho khớp ở tư thế cơ năng. Sau 4- 6 tuần, có thể cho người bệnh tập vận động trở lại.
  • Chườm lạnh: Đây là cách giảm các triệu chứng đau nhức ngay lập tức và tránh cho vết thương sưng lên. Chườm lạnh cần được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chấn thương, trong khoảng 15- 30 phút, 4-8 lần mỗi ngày trong vòng 48 giờ đầu hoặc cho đến khi thấy đỡ sưng nề. Nếu sử dụng đá để chườm cần tránh chườm một vị trí trong thời gian quá lâu gây bỏng lạnh phần mềm.
  • Băng bó vùng cơ bị tổn thương: ngoài sử dụng các băng y tế. Bạn có thể sử dụng những phụ kiện thể thao chính hãng đến từ thương hiệu GoodFit. Các sản phẩm chính hãng thường mềm mại, thoáng khí. Lưu ý băng ép không quá chặt sẽ gây khó chịu cho người bệnh nhưng cũng không quá lỏng thì mới hiệu quả. 
  • Luôn để vùng bị tổn thương ở trạng thái cao hơn bình thường: cách này để giảm thiểu tối đa khả năng bị sưng, tấy cho vùng bị tổn thương. Ví dụ tổn thương chân thì luôn đặt chân lên cao hơn trên 1 chiếc gối, hoặc đặt tay lên 1 chiếc gối.

Đối với trật khớp 

Trật khớp thường khó xử lý hơn bong gân và khó xử lý hơn nếu bạn không có chuyên môn. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và nắn khớp về vị trí cũ. Đồng thời, chụp X-Quang để loại trừ những tổn thương khớp khác. Sau đó, không được vận động trong vòng 2-3 ngày và tránh vận động khớp trong vòng 2-3 tháng để phục hồi tốt nhất.

Trong thời gian này, nếu có bất kì dấu hiệu tổn thương nào, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ tránh những di chứng nguy hiểm.

>> Tham khảo: Găng tay tập Gym – phụ kiện không thể thiếu của phái đẹp khi chơi thể thao

Phòng ngừa bong gân, trật khớp bằng cách

  • Tránh tập thể dục hoặc chơi thể thao khi bị đau cơ, đau khớp hoặc cảm thấy mệt mỏi.
  • Thực hiện theo một chế độ ăn uống cân bằng để giữ cho cơ bắp khỏe mạnh và có cân nặng lý tưởng.
  • Thực hành các biện pháp an toàn để giúp ngăn ngừa té ngã.
  • Mang giày vừa vặn.
  • Thay giày thể thao ngay sau khi gai mòn hoặc gót bị mòn ở một bên.
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn hàng ngày.
  • Có thể trạng thích hợp để chơi một môn thể thao.
  • Khởi động và căng cơ trước khi tham gia bất kỳ môn thể thao hoặc bài tập thể dục nào.
  • Sử dụng các phụ kiện bảo hộ khi chơi thể thao.
  • Chạy, nhảy trên bề mặt bằng phẳng.


Tóm lại, bong gân, trật khớp là những chấn thương thể thao phổ biến gây đau, sưng, bầm tím ở một vùng hoặc co thắt cơ, chuột rút. Đa số các trường hợp bong gân và căng cơ có thể được điều trị tại nhà mà không cần gặp bác sĩ. Tuy nhiên, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn và có dấu hiệu nhiễm trùng.

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment