Chấn thương trượt Patin – vấn đề không thể xem nhẹ

5
(1)

Trượt patin là bộ môn thể thao vận động được nhiều người ưa thích. Patin mang đến những trải nghiệm tuyệt vời và vui vẻ cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, đây cũng là bộ môn dễ va đập, vấp ngã và xảy ra chấn thương. Tình trạng chấn thương trượt patin khi mới tập không phải là hiếm gặp và gây ra khá nhiều rắc rối cho những người yêu thích bộ môn này.

1. Lợi ích của việc trượt Patin

Trượt Patin ( Inline skating hay Roller Sports )là hình thức vận động dựa vào sức đẩy của đôi chân, và sự hỗ trợ từ giày trượt giúp người tập có thể di chuyển với tốc độ cao. Đây cũng là bộ môn yêu cầu khả năng giữ thăng bằng của cơ thể trong quá trình di chuyển để tránh việc té ngã. Tuy người tập dễ gặp chấn thương trượt Patin, nhưng đây lại là bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho người tập.

Rèn luyện sức khỏe

Chấn thương trượt Patin - vấn đề không thể xem nhẹ

Trượt Patin là một hình thức rèn luyện cả về thể chất và tinh thần

Trượt Patin đòi hỏi sự tham gia vận động của toàn bộ cơ thể như đùi, hông, chân, tay giúp tiêu hao một lượng lớn calo trong cơ thể, giảm tối đa các chứng bệnh liên quan đến tim mạch. Đồng thời giúp xây dựng cơ bắp khỏe mạnh, rắn chắc, giảm các bệnh liên quan đến đột quỵ, huyết áp nhờ cải thiện nhịp tim và tỷ lệ hô hấp, gia tăng sự trao đổi chất, cải thiện lưu lượng máu cho toàn bộ cơ thể.

Cải thiện tâm trạng

Trượt patin là một trong những vận động thể chất giúp cơ thể gia tăng hormone dopamine – hormone hạnh phúc một cách tự nhiên, giúp ta luôn giữ được tâm trạng vui vẻ. Nhờ vậy, trượt patin cũng là hoạt động thể chất rất tốt cho tâm trạng của người tập luyện.

Tạo ra mỗi quan hệ gắn kết cộng đồng

Patin là bộ môn thể thao gắn với các hoạt động tập thể. Vì vậy, tham gia trượt patin cũng là một trong những cách giao lưu, kết nối bạn bè, chia sẽ niềm vui và là cơ hội để gặp gỡ, giao lưu giữa mọi người, tạo ra mối quan hệ gắn kết cộng đồng.

>> Xem thêm: Chấn thương khuỷu tay khi tập Gym và cách phòng tránh

2. Các chấn thương trượt Patin dễ xảy ra với người tập

Trượt Patin là hoạt động trượt bằng giày có bánh xe trên đất hoặc trên những bề mặt phẳng. Vì vậy, chỉ cần kỹ thuật không tốt hoặc  một sơ sẩy nhỏ trong quá trình tập luyện, vấp phải những bề mặt gồ ghề, người trượt có thể té ngã, va chạm với bề mặt đất và gặp những chấn thương trượt Patin không mong muốn dưới đây.

2.1. Chấn thương cơ

Chấn thương trượt Patin - vấn đề không thể xem nhẹ

Khi trượt patin, cơ bắp chân cũng rất dễ tổn thương

Chấn thương cơ là một trong những chấn thương trượt Patin khá phổ biến. Đây là hình thức luyện cơ lớn để duy trì thăng bằng và đứng thẳng, xây dựng sức mạnh và độ bền, sự săn chắc cho các cơ. 

Nhưng vì các cơ thường phải căng và gồng cứng lên để giữ thăng bằng, nhất là khu vực cơ bắp chân, bắp đùi với những động tác trượt patin cơ bản luôn phải vận động liên tục, linh hoạt, lặp đi lặp lại một động tác nên có thể dẫn đến những tổn thương như căng cơ, giãn cơ, rách cơ do các sợi cơ bị vận động quá sức và kéo giãn. 

Biểu hiện của chấn thương này là đau điếng vùng cơ vận động, nhưng không bị bầm tím, chi không bị vận động giới hạn. Khi  bị chấn thương cơ, cần ngưng  tập luyện và đợi cho đến khi chấn thương hoàn toàn phục hồi mới tiếp tục tập luyện trở lại.

2.2. Bong gân, trật mắt cá

Chấn thương trượt Patin - vấn đề không thể xem nhẹ

Bong gân, trật mắt cá cũng là chấn thương phổ biến khi trượt patin

Bong gân mắt cá chân (trật mắt cá) là thương tổn xảy ra với xương cổ chân. Cổ chân cũng là vị trí bong gân thường xảy ra nhất. Bong gân xảy ra khi té ngã hoặc lật bàn chân vào trong gây sưng và trật mắt cá ngoài. 

Tại sao bong gân và trật mắt cá lại là chấn thương trượt patin phổ biến? Lý do là vì đây là bộ môn cần nhiều đến sự vận động và sức đẩy của đôi chân để di chuyển giày tập. Trong quá trình di chuyển, cổ chân phải cực kỳ linh hoạt để thích nghi được với các chuyển động.

Thêm vào đó, việc cổ chân phải chịu áp lực lớn gánh đỡ trọng lượng của cơ thể cũng khiến khu vực này trở nên yếu đi và dễ gặp thương tổn sau các chuyển động lặp đi lặp lại của bàn chân. Khi cổ chân suy yếu thì tình trạng bong gân và trật mắt cá chân cũng rất dễ xảy ra.  

Bong gân là chấn thương tương đối nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và giữ gìn đúng cách thì tình trạng này rất dễ tái phát gây cản trở không nhỏ đến việc tập luyện, phục hồi và sinh hoạt của người tập luyện. 

2.3. Chấn thương khớp và xương khi trượt patin

Chấn thương khớp và xương cũng là một trong những chấn thương trượt patin đáng chú ý. 

Khi xương khớp đang trong tình trạng chịu áp lực căng thẳng vì vận động nhiều sẽ trở nên yếu hơn bình thường và dễ gặp các chấn thương như trật khớp, gãy chân. Nhất là với đối tượng trượt là trẻ em có hệ xương khớp còn mềm, dễ uốn nắn, người già có hệ xương giòn yếu là những đối tượng dễ gặp phải chấn thương về xương khớp khi tham gia luyện tập bộ môn này.

Chấn thương trượt Patin - vấn đề không thể xem nhẹ

Chấn thương khớp và xương cũng là một trong số những chấn thương đáng chú ý khi trượt patin

Những chấn thương trên có thể xảy ra với bất kì bộ phận nào như tay, chân, khớp cột sống…khi va chạm mạnh, vấp ngã. Đặc biệt, với môn trượt patin thường yêu cầu cao về địa hình trượt thì rủi ro này càng lớn hơn. Đa phần, người chơi thường không có sân chơi riêng mà trượt trên những sân tự phát, trượt ngoài đường…nhiều xe cộ qua  mà lại dẫn đến va chạm, té ngã và chấn thương khớp, xương…

Chấn thương xương khớp trong trượt patin có thể gây ra đau đớn, hệ lụy cho người tập và cần nhiều thời gian để có thể phục hồi. Vì vậy, trong quá trình tập luyện cần chú ý để tình trạng đáng tiếc này không xảy ra với mình.

2.4. Trầy xước hoặc chảy máu ngoài da, rách da

Trầy xước hoặc chảy máu ngoài da, rách da cũng là một trong những chấn thương trượt Patin thường gặp khi bạn té ngã, hoặc trượt không đúng kỹ thuật. 

Chấn thương có thể đến từ việc bề mặt da bị va đập mạnh đột ngột với mặt sàn cứng hoặc các vật cản trên mặt sàn. Chấn thương có thể xảy ra với các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Chấn thương nhẹ chỉ là trầy xước, rớm máu. Nhưng nếu chấn thương nặng, vết rách lớn và sâu có thể phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ bằng việc khâu lại vùng tổn thương để mau chóng hồi phục.

Vì vậy, để đề phòng các chấn thương trầy xước, rách da xảy ra với mình, người tập luyện nên chú ý đến kỹ thuật tập, kỹ thuật té ngã hạn chế tối đa tình trạng trên.

>> Xem thêm: 5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

3. Phòng tránh chấn thương trượt patin hiệu quả

Để phòng tránh chấn thương trượt patin hiệu quả, người tập luyện cần chú ý đến các vấn đề sau: 

Thứ nhất, cần chú ý đến các kỹ thuật tập luyện cơ bản như cách đứng dậy, ngồi xuống, cách té ngã an toàn, giữ thăng bằng, bước đi và cách trượt, cách dừng lại phanh thắng, chuyển hướng…. Điều này đảm bảo cho việc di chuyển trên giày trượt an toàn và phòng tránh chấn thương. Tất nhiên, bạn sẽ không thể tránh được việc té ngã khi mới bắt đầu tập trượt, nhưng việc nắm được các kỹ thuật cơ bản sẽ giúp bạn giảm thiểu chấn thương xuống mức thấp nhất.

Chấn thương trượt Patin - vấn đề không thể xem nhẹ

Cần chú ý đến các kỹ thuật luyện tập cơ bản để phòng tránh chấn thương

Thứ hai, sử dụng các dụng cụ bảo hộ chân, tay, gối, đầu…là cách để hạn chế chấn thương, trầy xước khi té ngã. Đây là lý do chúng ta thường thấy những người trượt patin chuyên nghiệp thường sử dụng các dụng cụ bảo hộ để phòng ngừa chấn thương trượt patin một cách hiệu quả.

Thứ ba, chọn độ tuổi trượt patin: Chọn độ tuổi trượt patin phù hợp là một trong những yêu cầu cơ bản để hạn chế chấn thương trượt patin. Không nên để những bé còn quá nhỏ tuổi luyện tập bộ môn này vì các bé thường có khả năng giữ thăng bằng kém, cơ thể còn non nớt nên rất dễ xảy ra tổn thương nghiêm trọng. Bởi vậy, việc lựa chọn độ tuổi để trượt là một trong những yêu cầu quan trọng. Nếu không muốn bé gặp chấn thương đáng tiếc thì cha mẹ cần xác định độ tuổi phù hợp và không nên cho bé tập trượt patin quá sớm. 

Chấn thương trượt Patin - vấn đề không thể xem nhẹ

Độ tuổi trượt patin cũng rất quan trọng với việc phòng tránh chấn thương

>> Xem thêm: Điểm danh 7 chấn thương leo núi, trekking thường gặp

4. Kết luận

Những chấn thương trượt patin trên đây chỉ là một vài trong rất nhiều các chấn thương có thể xảy ra khi tập bộ môn này. Nhưng nếu chú ý đến kỹ thuật tập, cách tập và có dụng cụ bảo hộ trong quá trình tập luyện, bạn sẽ không cần phải lo về những chấn thương trên. Chúc bạn tập luyện an toàn và tìm  được nhiều niềm vui từ bộ môn thú vị này nhé! 

Đánh giá của bạn

5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment