Chấn thương vai khi chơi cầu lông: Xử lý thế nào?

0
(0)

Vai là bộ phận rất quan trọng trên cơ thể. Khi tham gia bất kì bộ môn nào thể thao nào, dù ít hay nhiều cũng cần đến sự vận động của khớp vai. Một trong những bộ môn sử dụng đến sự hoạt động của tay – vai nhiều nhất đó là cầu lông. Vì vậy, chấn thương vai khi chơi cầu lông là điều rất khó tránh khỏi. 

1. Chấn thương vai khi chơi cầu lông là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?

1.1. Chấn thương vai khi chơi cầu lông là gì?

Trong tất cả các khớp trên cơ thể, vai có phạm vi chuyển động lớn nhất. Vai được cấu trúc để có độ linh hoạt tuyệt đối. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ mất ổn định khá cao. Sự bất ổn định này chính là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng chấn thương khớp vai, thoái hóa khớp khiến các mô bị phá vỡ và không còn hoạt động tốt gây ra những thương tổn trong quá trình tập luyện.

Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi sự chuyển động liên tục của cánh tay, cổ tay, vai…. Do đó, tình trạng đau khớp vai là một trong những chấn thương thể thao thường gặp ở bộ môn này.

Các cuộc khảo sát ở những giải vô địch ở bộ môn cầu lông cho thấy hơn một nửa vận động viên chuyên nghiệp tham gia thi đấu đều gặp phải tình trạng chấn thương vai, đau khớp vai.

Chấn thương vai khi chơi cầu lông: Xử lý thế nào?

Môn cầu lông đòi hỏi sự vận động liên tục của các bộ phận tay và vai

Đa số những dấu hiệu đau khớp vai khi chơi cầu lông khởi phát chậm, diễn ra âm thầm. Khi vượt quá mức độ chịu đựng của cấu trúc cơ, gân, khớp, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đau, viêm hoặc sưng. 

Dù đau nặng hay nhẹ thì chấn thương vai trong cầu lông cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc luyện tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của các vận động viên và người luyện tập.

1.2. Nguyên nhân gây ra chấn thương vai khi chơi cầu lông 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chấn thương khớp vai trong cầu lông như:

  • Do cường độ luyện tập: Khi tập luyện với cường độ cao, các cơ chóp xoay phải vận động liên tục trong thời gian dài không ngừng nghỉ sẽ dẫn đến chấn thương. Đây là tình trạng thường gặp ở những vận động viên chuyên nghiệp, có cường độ tập luyện và tần suất thi đấu dày. 
Chấn thương vai khi chơi cầu lông: Xử lý thế nào?

Cường độ luyện tập cao là nguyên nhân dẫn đến chấn thương vai khi chơi cầu lông

  • Do té ngã, va đập: Tẽ ngã trong quá trình chạy, va chạm với đồng đội là những tác động vật lý mạnh từ bên ngoài lên vùng vai và có thể gây ra những chấn thương từ nặng đến nhẹ cho người tập. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chấn thương phổ biến khi tham gia thi đấu cầu lông.
  • Tập sai kỹ thuật: Những lỗi kỹ thuật cơ bản như thường xuyên đưa 2 tay lên xuống một cách vô thức, xoay và đánh trở cánh tay liên tục, dồn lực vào chân…cũng là nguyên nhân dẫn đến chấn thương tay và vai. Lỗi này thường gặp ở những người mới tập luyện hoặc tự luyện tập ở nhà và chưa nắm chắc về các kỹ thuật đánh. 
  • Do bệnh lý: Khi người chơi mắc các bệnh về cơ, xương khớp như viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp, hoặc đã gặp các chấn thương từ trước… Việc chơi cầu lông và di chuyển tay sẽ khiến tình trạng này càng nặng hơn do cơ, khớp phải vận động nhiều. 

>> Xem thêm: Chấn thương chân khi đá bóng và phương pháp điều trị hiệu quả cho bạn

2. Các chấn thương vai khi chơi cầu lông thường gặp

  • Giãn, rách dây chằng bao khớp: Việc vận động quá sức khiến dây chằng và bao khớp vai bị tổn thương, rách và khớp lỏng lẻo dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội.
  • Viêm, rách gân cơ xoay: Gân cơ xoay khi bị rách hoặc viêm sẽ gây ra chứng đau vai cấp và mãn tính làm hạn chế sự vận động của vai. Nếu để lâu ngày có thể dẫn đến mất chức năng vận động của vùng vai và cánh tay.
  • Chấn thương cơ chóp xoay: Chức năng chính của cơ chóp xoay là kết nối các xương trong khớp vai lại với nhau, tạo điều kiện cho khớp vai được hoạt động dễ dàng. Vì vậy, nếu cơ chóp xoay bị tổn thương, người gặp chấn thương sẽ khó lòng mà di chuyển tay hoặc nhấc tay lên xuống.
Chấn thChấn thương vai khi chơi cầu lông: Xử lý thế nào?ương vai khi chơi cầu lông: Xử lý thế nào?

Chấn thương cơ chóp xoay sẽ gây hạn chế vận động

  • Rách gân: Rách gân là một trong những chấn thương vai khi chơi cầu lông phổ biến. Tình trạng này thường xảy ra ở những vận động viên chuyên nghiệp do vận động khớp vai trong thời gian dài. Rách gân cũng có thể xảy ra do lão hóa ở những người đã có tuổi. 

>> Xem thêm: 5 loại chấn thương boxing thường gặp khi luyện tập, thi đấu

3. Khắc phục đau vai cho người chấn thương 

3.1. Điều trị bằng cách thông thường

Chườm nóng/ chườm lạnh

Tác dụng nhiệt độ nóng hoặc lạnh vào vùng bị đau  là phương pháp khá hiệu quả để thư giãn cơ, giảm đau và chống viêm sưng. Với những trường hợp bị chấn thương vai khi chơi cầu lông thì đây cũng là biện pháp khá hiệu quả để giảm đau. Thực hiện chườm vai không những tác dụng lên các cơn đau vai ngắn hạn mà còn rất có tác dụng trong việc cải thiện các cơn đau vai mãn tính. 

Nghỉ ngơi và giảm cường độ tập luyện

Chấn thương vai khi chơi cầu lông: Xử lý thế nào?

Khi chấn thương vai cần giảm cường độ luyện tập

Đa phần tỉ lệ dẫn đến chấn thương vai khi chơi cầu lông là do việc luyện tập quá sức. Việc bạn cần làm là giảm cường độ luyện tập và dành cho mình quãng thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Việc cân bằng giữa luyện tập và nghỉ ngơi cần được thực hiện thường xuyên chứ không phải chỉ trong giai đoạn xuất hiện cơn đau.

Sử dụng các loại thuốc Tây

Sử dụng các thuốc Tây y để kháng đau, giảm viêm là cách nhiều người thường làm. Nhưng không được lạm dụng và cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Nếu không sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Chấn thương vai khi chơi cầu lông: Xử lý thế nào?

Sử dụng các loại thuốc kháng đau giảm viên là cách nhiều người thường làm khi đau vai

3.2. Dùng các bài thuốc dân gian để khắc phục tình trạng đau vai

  • Xoa bóp rượu gừng: Cắt lát gừng và ngâm chung với rượu trong khảng thời gian 1 tháng. Sau đó, thoa hỗn hợp dung dịch rượu gừng vào khu vực vai bị đau nhức sẽ giúp làm nóng và giảm cơn đau hiệu quả
  • Chườm lá ngải cứu: Trong ngải cứu có các hoạt chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên nên được khá nhiều người sử dụng khi các cơn đau ghé thăm. Đem ngải cứu sao chung với muối, cho vào túi chườm và chườm lên vùng bị đau giúp giảm đau. Thường xuyên thực hiện phương pháp này, bạn sẽ thấy tình trạng đau vai được cải thiện đáng kể.
Chấn thương vai khi chơi cầu lông: Xử lý thế nào?

Lá ngải cứu có chứa các hoạt chất kháng đau giảm viêm

  • Cà gai leo: Dùng rễ cà gai leo rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Mỗi ngày dùng 10 – 20 g dạng thuốc sắc uống để chữa phong thấp và hạn chế đau nhức các đầu gân xương, khớp. 

3.3. Thực hiện các bài tập dành cho người đánh cầu lông bị đau vai

Để cải thiện tình trạng đau vai, bạn có thể thực hiện bài tập sau:

  • Đặt nhẹ bàn tay bên vai bị đau nghiêng 1 góc 90 độ so với tường
  • Mặt và ngực hướng về phía tay còn lại  và giữ nguyên tư thế trong vòng vài giây.
  • Di chuyển người và vai tiến dần về phía tường và tạo thành hình vòng cung từ vị trí vuông góc ban đầu đến vị trí mà bạn cảm thấy vai bắt đầu bị đau.
  • Giữ nguyên lòng bàn tay. Ngực luôn hướng về phía trước không quay về phía tường.
  • Thực hiện bài tập trong vòng 10 phút kèm 10 lần nâng vai.

4. Những lưu ý để tránh chấn thương vai khi chơi cầu lông

Chấn thương vai khi chơi cầu lông: Xử lý thế nào?

Không nên thực hiện những động tác quá sức hoặc liên tục

  • Không thực hiện những động tác quá sức, liên tục, thường xuyên khiến khớp vai phải chịu áp lực và gặp chấn thương.
  • Khi thấy có nguy cơ bị đau, nên dừng tập và thả lỏng khớp vai, nghỉ ngơi thư giãn, không làm việc nặng.
  • Điều chỉnh cường độ luyện tập hợp lý.
  • Nếu vai quá yếu có thể dùng đến các dụng cụ hỗ trợ như đai vai để bảo vệ cơ khớp khỏi tổn thương.

>> Xem thêm: 5 Chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp và cách điều trị

5. Kết luận

Những người thi đấu chuyên và không chuyên đều ít nhiều đã từng gặp chấn thương vai khi chơi cầu lông. Để tránh tình trạng này người chơi cần tập luyện đúng kỹ thuật và phân bổ thời gian tập luyện hợp lý. Nếu tình trạng đau quá nặng nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để cơn đau không bị biến chứng nặng hơn, làm ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. 

Đánh giá của bạn

0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment