Dành 1s để đọc: Thâm đầu gối là bệnh gì? Cách khắc phục?

3
(5)

Thâm đầu gối là tình trạng khá phổ biến khiến cho các chị em không tự tin khi diện những chiếc váy ngắn và khoe chiều dài đôi chân của mình. Nhiều người còn lo ngại đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Vậy thâm đầu gối là bệnh gì và có cách nào hiệu quả để khắc phục được hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này nhé. 

1. Thâm đầu gối là bệnh gì? Nguyên nhân chính dẫn đến thâm đầu gối

Thâm đầu gối là bệnh gì? Đó là tình trạng vùng da nơi đầu gối có màu sậm hoặc đen hơn những vùng da khác trên cơ thể. Thâm đầu gối có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường và gây mất thẩm mỹ, không tự tin cho những người không may gặp phải nó.

Dành 1s để đọc: Thâm đầu gối là bệnh gì? Cách khắc phục?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc đầu gối thâm 

Có đến 80% vùng da tại đầu gối, khuỷu tay của mỗi người không được trắng hồng, thậm chí là kém sắc và lâu dần thâm đen. Ngoài nguyên nhân bẩm sinh thì việc đầu gối thâm đen còn có thể kể đến các nguyên nhân sau:

1.1. Da bị hở và tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời

Không chỉ vùng da đầu gối, khuỷu tay mà cả các vùng da khác cũng sẽ bị thâm khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. 

Nhiều người có thói quen diện váy ngắn, quần short nhưng lại không sử dụng các sản phẩm kem dưỡng da chống nắng hoặc che chắn cẩn thận cho vùng da này. Họ cứ vô tư và mặc nhiên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dưới tác động của tia UV, lâu dần da sẽ bị đen sạm đi.

Và tất nhiên, điều này không loại trừ với vùng da đầu gối. Không chỉ vấn đề thâm đen mà bạn còn phải đối mặt với các vấn đề về da nghiêm trọng hơn như viêm da, cháy nắng, ung thư da…

Dành 1s để đọc: Thâm đầu gối là bệnh gì? Cách khắc phục?
Ánh sáng mặt trời gây hại cho làn da

1.2. Da thường xuyên bị ma sát

Những bộ quần áo bó sát với chất vải cứng, thô ráp, những chiếc vớ tất dài  cũng là nguyên nhân dẫn đến da đầu gối bị thâm đen. Vùng gối và khớp khuỷu tay phải thường xuyên cử động. Quần áo quá bó không chỉ khiến việc cử động trở nên khó khăn mà còn khiến những vùng da này phải liên tục cọ sát với vải. Lâu dần sẽ dẫn đến chai sạn và thâm đen.

1.3. Không chăm sóc vệ sinh da thường xuyên 

Vùng da đầu gối, khuỷu tay thường có nhiều nếp nhăn nên đây là cơ hội lớn để chất bẩn tích tụ lại. Lâu ngày chất tích tụ sẽ trở nên dày hơn và hình thành nên một lớp da đen bao phủ quanh đầu gối. Vì vậy, bạn cần phải chăm sóc và vệ sinh cả vùng da đầu gối, khuỷu tay để giữ cho vùng da này luôn mềm mại, sáng hồng nhé.

1.4. Do thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến cho vùng đầu gối bị thâm đen. Những động tác quỳ, vận động sẽ dẫn đến đầu gối bị cọ xát, căng cứng. Nhiều người có thói quen thường xuyên quỳ đầu gối lên bề mặt cứng. Sự kéo căng, co giãn diễn ra liên tục sẽ dẫn đến tình trạng da trở nên sần sùi, đen sạm. Vì vậy, bạn nên cố gắng hạn chế những thói quen không có lợi này.

>> Gợi ý: Uống gì để tan mỡ bụng trong một thời gian ngắn

2. Việc cần làm trước khi trị thâm đầu gối

2.1. Tẩy da chết

Da chết là nguyên nhân gây ra tình trạng thâm đen sần sùi đầu gối, khuỷu tay. Vì vậy, trước khi tiến hành trị thâm cho đầu gối, tẩy da chết sẽ giúp loại bỏ vùng da cũ xỉn màu. Không những giúp vùng da mới trở nên trắng sáng mà còn khiến cho các dưỡng chất chăm sóc da có thể ngấm sâu vào bên trong da và hoạt động hiệu quả hơn.

Dành 1s để đọc: Thâm đầu gối là bệnh gì? Cách khắc phục?
Tẩy da chết là việc cần làm trước khi dưỡng trắng

Cách tẩy da chết cũng rất dễ dàng. Bạn có thể dùng các nguyên liệu dễ kiếm như đường nâu, muối tinh, cát biển hoặc vỏ chanh…trộn với nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, massage vòng tròn lên vùng bị thâm và rửa sạch lại bằng nước.

2.2. Đắp mặt nạ dưỡng da

Công thức 1: Kết hợp chanh + Mật ong

Trộn đều 1 muỗng nước cốt chanh + 2 muỗng mật ong. Sau đó, thoa lên vùng da bị thâm và để tầm 15 phút rồi rửa sạch.

Công thức 2: Mặt nạ sữa chua + dấm trắng

Trộn đều 1 muỗng sữa chua không đường + 2 muỗng dấm trắng. Thoa lên vùng thâm. Đợi 15 phút để các dưỡng chất ngấm sâu vào da và rửa sạch với nước. 

2.3. Dưỡng ẩm cho da

Da khô nứt nẻ, bong tróc là một trong những lý do chính khiến đầu gối bị thâm. Vì vậy, đừng quên dưỡng ẩm sau khi tẩy da chết và đắp mặt nạ cho vùng da bị khô và thâm bằng một trong các nguyên liệu như vaseline; gel lô hội; nước ép rau má; dầu ô liu… Đây là những nguyên liệu khá hoàn hảo và dễ kiếm để bạn có thể dưỡng ẩm cho vùng da của mình. 

Xem thêm: Đồ uống hàng ngày: Uống nước chè xanh có giảm cân không?

3. 7 cách trị thâm đầu gối bằng nguyên liệu tự nhiên

Khi đã biết thâm đầu gối là bệnh gì và nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, bạn sẽ thấy không khó để có thể khắc phục tình trạng trên.

3.1. Dùng kem đánh răng

Dành 1s để đọc: Thâm đầu gối là bệnh gì? Cách khắc phục?
Kem đánh răng giúp loại bỏ da chết hiệu quả

Ít ai biết rằng, kem đánh răng là nguyên liệu rất đa năng, vừa có tác dụng tẩy da chết, lại vừa dưỡng trắng da. Các thành phần trong kem như barking soda, sodium pyrophosphatekem có tác dụng trong việc loại bỏ vi khuẩn, canxi thừa, da chết làm da trở nên trắng hồng. 

Cách thực hiện : 

  • Cho hỗn hợp kem đánh răng + muối + nước cốt chanh  vào một chiếc chén và trộn đều lên.
  • Dùng bông tẩy trang thấm nước lau sạch vùng bị thâm
  • Đắp hỗn hợp lên vùng bị thâm khoảng 10’ và rửa sạch lại bằng nước.

3.2. Nha đam

Dành 1s để đọc: Thâm đầu gối là bệnh gì? Cách khắc phục?
Nha đam chứa các thành phần ion kháng khuẩn tốt cho da

Nha đam có chứa các thành phần ion khoáng giúp khử khuẩn, làm sạch bã nhờn, ngăn chặn mụn phát triển. Các vitamin A và B2 dồi dào có khả năng tái tạo da mới, giúp da sáng và mịn hơn. Làm trắng da bằng nha đam là cách làm vừa hiệu quả và an toàn.

Thực hiện:

  • Nha đam lột vỏ lấy phần thịt và xay nhuyễn thành dạng gel.
  • Trộn phần thịt với sữa chua.
  • Đắp lên vùng bị thâm và giữ nguyên khoảng 30 phút.
  • Rửa lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện 2 -3 lần/ tuần.

3.3. Vaseline

Vaseline có kết cấu dạng đặc nên giữ ẩm và dưỡng da rất tốt. Ngoài ra, vaseline được tinh chế từ nhiều nhiều nguồn vitamin, khoáng chất nên rất tốt cho tế bào da, hỗ trợ tẩy tế bào da chết và kích thích tế bào mới phát triển. 

Bạn có thể bôi sản phẩm trực tiếp lên da hoặc kết hợp vaseline với đường để bôi lên vùng da bị thâm. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần, bạn sẽ thấy vùng da đầu gối trở nên mịn màng và trắng hồng hơn.

3.4. Rau má

Rau má là nguyên liệu rất dễ kiếm và là giải pháp cho câu hỏi thâm đầu gối là bệnh gìBạn hãy rửa sạch, sau đó nghiền nhuyễn rau má và băng ép lên vùng đầu gối thâm đen. Thực hiện trước khi đi ngủ và rửa sạch lại vào sáng hôm sau bằng nước ấm để mang lại hiệu quả dưỡng trắng tối đa nhé.

3.5. Hỗn hợp mật ong + chanh giúp trị thâm hiệu quả

Mật ong là một trong những nguyên liệu làm đẹp được khá nhiều chị em ưa chuộng và tin dùng. 

Các chất peroxide hydrogen có trong mật ong sẽ giúp sát trùng từ đó gúp da trở nên sáng hồng, rạng rỡ. Bên cạnh đó, các vitamin B2, B3, B5 cùng cách chất chống oxy hóa trog mật ong không chỉ giúp trị thâm mà còn mang lại cho bạn một làn da mềm, mịn màng.   

Thực hiện: Lấy 3 thìa mật ong + nước cốt 1 quả chanh. Thoa đều lên vùng da đã được vệ sinh sạch sẽ. Massage nhẹ nhàng trong 5 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn 3 lần/tuần để đạt hiệu quả như mong đợi.

3.6. Dầu dừa

Dầu dừa rất lành tính và tốt cho việc chăm sóc da. Hơn nữa, dầu dừa gần như phù hợp với mọi loại da và không gây kích ứng nên đây cũng là nguyên liệu khá hữu ích cho việc trị thâm đầu gối. 

Cách làm đơn giản nhất là thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị thâm trước khi đi ngủ. Thực hiện hằng ngày để gia tăng hiệu quả giữ ẩm, làm sáng da. 

Dành 1s để đọc: Thâm đầu gối là bệnh gì? Cách khắc phục?
Bôi trực tiếp dầu dừa giúp đầu gối trắng hồng và mịn màng

3.7. Khoai tây trị thâm đầu gối

Không chỉ là món ăn ngon mà khoai tây còn là nguyên liệu dưỡng da rất hiệu quả đấy nhé. Do chứa một lượng lớn tinh bột và giàu hàm lượng vitamin B1, B2, phốt pho, cellulose…sẽ giúp sản sinh hàm lượng Collagen cho da, giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, đánh bật vết thâm hiệu quả.

Thực hiện: Lấy 1 củ khoai tây tươi rửa sạch, cắt lát mỏng và dùng miếng khoa tây chà nhẹ nhàng lên vùng da đầu gối, massage nhẹ nhàng. Nằm thư giãn khoảng 10 phút và rửa sạch đầu gối với nước mát.  Thực hiện khoảng 2 – 3 lần 1 tuần để giúp vùng da đầu gối luôn sáng hồng mịn màng. 

Dành 1s để đọc: Thâm đầu gối là bệnh gì? Cách khắc phục?
Khoai tây giúp đánh bật vết thâm hiệu quả

4. Trị thâm đầu gối cần lưu ý gì?

  • Kết hợp việc trị thâm với bảo vệ da đầu gối khỏi ánh nắng trực tiếp.
  • Cần che chắn vùng da đầu gối hoặc bôi kem chống nắng toàn thân để bảo vệ cho làn da.
  • Sử dụng bông tắm hoặc bàn chải mềm để đảm bảo vùng đầu gối được làm sạch giúp quá trình dưỡng trắng hiệu quả.
  • Nên chọn những loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Không sử dụng các thuốc hóa học làm trắng tức thì theo quảng cáo trên mạng. Vì chúng có thể gây hại cho làn da của bạn.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể gây nám, sạm da.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng hiệu quả trị nám.

>> Xem thêm: Uống sữa đậu nành đúng cách để giảm cân và giữ dáng

5. Kết luận

Với những gợi ý trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ “thâm đầu gối là bệnh gì?” và cách để trị thâm đầu gối như thế nào rồi. Hãy thực hiện những phương pháp này thường xuyên đề sở hữu vùng đầu da đầu gối sáng đẹp tự nhiên và tự tin diện những bộ quần áo khoe trọn vóc dáng của mình nhé. 

Đánh giá của bạn

3 / 5. Số lượt đánh giá: 5

Bài viết chưa được đánh giá

Leave a comment